Theo một báo cáo của
Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia (NRF), biến thể Covid-19 omicron không có khả năng
gây ra tình trạng ngừng hoạt động bán lẻ trên diện rộng hoặc làm chậm lại, vì
năm 2022 có lẽ sẽ là một năm đón chờ những khó khăn khác đối với các nhà bán lẻ
ở Mỹ.
Trong năm 2022, các
câu hỏi cần được trả lời trước khi có thể đo lường tác động của vi rút đối với
bán lẻ bao gồm liệu đại dịch có sắp kết thúc? Các vấn đề về chuỗi cung ứng có
được giải quyết? Lạm phát sẽ tăng cao như thế nào và kéo dài bao lâu?
Nhà kinh tế trưởng của
NRF , Jack Kleinhenz, trong 'Báo cáo kinh tế hàng tháng' của NRF cho tháng 1: “Ngay cả với kinh nghiệm trong hai năm qua,
không có mô hình nào có thể dự đoán được nền kinh tế phản ứng như thế nào với đại
dịch. Những gì chúng tôi học được là mỗi biến thể kế tiếp nhau đều làm nền kinh
tế chậm lại nhưng mức độ suy giảm ít hơn.”
Kleinhenz cho biết
thêm: “Mặc dù omicron có khả năng lây
truyền cao, nhưng tác dụng của biến thể mới này có thể tương đối nhẹ đối với những
người đã được tiêm chủng đầy đủ và các trường hợp ngừng hoạt động trên diện rộng.
Có rất ít người chắc chắn về tác động của omicron đối với nhu cầu của người
tiêu dùng, nhưng những người ở nhà vì biến thể này có nhiều khả năng chi tiền của
họ vào hàng hóa bán lẻ hơn là các dịch vụ như ăn tối hoặc giải trí trực tiếp.
Điều đó sẽ gây thêm áp lực lên lạm phát vì các chuỗi cung ứng đã quá tải trên
toàn cầu.”
Báo cáo NRF hôm thứ Tư
vừa qua được đưa ra một tuần trước khi phát hành dữ liệu doanh số bán lẻ của Cục
điều tra dân số cho tháng 12.
Theo Cục điều tra dân
số, doanh số bán hàng tháng 11 - không bao gồm các đại lý ô tô, trạm xăng và
nhà hàng tăng 14,8% so với năm ngoái ở Mỹ. Ngoài ra, NRF dự kiến doanh số bán
hàng trong kỳ nghỉ lễ sẽ tăng 11,5% so với 2020.
Cơ quan bán lẻ cũng
cho biết lạm phát, nguyên nhân là do thiếu hụt hàng hóa khi Covid-19 đóng cửa
các nhà máy và chuỗi cung ứng gặp khó khăn trong khi chính phủ kích thích chi
tiêu của người tiêu dùng, có khả năng sẽ tiếp tục vào năm 2022, nhưng cuối cùng
sẽ chậm lại.
Kleinhenz nói thêm: “Lạm phát bắt đầu dần dần và sau đó tăng mạnh,
nhưng rõ ràng là nóng lên trong năm 2021 và đã trở thành một nhân tố đáng gờm
mà nền kinh tế và đặc biệt là người tiêu dùng phải đối mặt”. “Điều giễu cợt là
chính sách tài khóa và tiền tệ đã kéo nền kinh tế thoát khỏi suy thoái, thúc đẩy
tăng trưởng chưa từng có mà giờ đây lại bị phá hoại bởi giá cả tăng nhanh”.
Fashion Network