Văn bản không chính thức trên nhắc
lại các mục tiêu của Hiệp ước khí hậu Glasgow được thông qua vào năm ngoái nhằm
thúc đẩy các biện pháp hướng tới giảm dần năng lượng từ than mà khi đốt không
có công nghệ giữ lại, đồng thời loại bỏ dần các chương trình trợ cấp nhiên liệu
hóa thạch không hiệu quả. Dự thảo không kêu gọi giảm toàn bộ nhiên liệu hóa thạch
theo đề nghị của Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU).
Dự thảo cũng không đề cập đến nội
dung lập một quỹ bồi thường cho những thiệt hại – một yêu cầu quan trọng của những
nước dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, văn bản này hoan
nghênh việc các bên lần đầu tiên nhất trí đưa “các vấn đề liên quan đến các thỏa
thuận cấp vốn khắc phục thiệt hại và mất mát” vào chương trình nghị sự.
Dự thảo cũng không bao gồm khung
thời gian xác định liệu có nên lập một quỹ riêng hay không, theo đó cho phép
các nhà đàm phán tiếp tục thảo luận về vấn đề hóc búa này. Nội dung dự thảo nhấn
mạnh sự cần thiết phải thực hiện mọi nỗ lực ở tất cả các cấp nhằm đạt mục tiêu
kiềm chế mức tăng nhiệt trung bình toàn cầu dưới 1,5-2 độ C so với thời kỳ tiền
công nghiệp, theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Văn kiện không chính thức này dựa
theo đề xuất của các đại biểu đến từ gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nội
dung này sẽ tạo cơ sở cho các cuộc đàm phán diễn ra trong những ngày tới và rất
có thể sẽ được điều chỉnh và bổ sung đáng kể.
Hội nghị COP27 dự kiến sẽ bế mạc
hôm nay 18/11.
Theo BTT