Thông tin theo Nikkei cho biết, Công ty khởi
nghiệp xe tự lái của Trung Quốc - WeRide mới đây đã nộp đơn xin chào bán cổ phiếu
lần đầu ra công chúng tại Hoa Kỳ nhằm huy động vốn để mở rộng hoạt động trong
và ngoài nước.
Một chiếc xe tự lái của WeRide hoạt động
trên đường phố Quảng Châu. (Ảnh: Tomoko Wakasugi)
WeRide đang có kế hoạch thử nghiệm và
thương mại hóa những chiếc Robotaxi (loại xe taxi được điều khiển hoàn toàn tự
động bằng công nghệ, không cần đến tài xế) và các công nghệ tự lái khác tại 30
thành phố trên 7 quốc gia bao gồm cả Trung Quốc.
Theo truyền thông Trung Quốc và nhiều nguồn
khác đưa tin cho hay, WeRide có thể huy động tới 500 triệu đô la thông qua IPO
trên Nasdaq, một số người coi đây là đợt niêm yết lớn nhất của một công ty
Trung Quốc tại Hoa Kỳ kể từ khi ứng dụng gọi xe Didi vào năm 2021.
WeRide được thành lập vào năm 2017 và có
trụ sở tại Quảng Châu. Nhà sáng lập của WeRide- CEO Tony Han, trước đây đã tham
gia phát triển công nghệ lái xe tự động tại Hoa Kỳ cho gã khổng lồ tìm kiếm
internet Trung Quốc - Baidu.
Các tài liệu gửi cho Ủy ban Chứng khoán Hoa
Kỳ, WeRide đã công bố doanh thu 400 triệu nhân dân tệ (55,1 triệu đô la) vào
năm 2023 và lỗ ròng 1,9 tỷ nhân dân tệ.
Hiện tại, WeRide cung cấp dịch vụ xe buýt
không người lái và xe vệ sinh cùng với phần mềm của họ cho các công ty ở Trung
Quốc và Singapore. Công nghệ tự lái của WeRide có khả năng hoạt động ở Cấp độ
4, nghĩa là xe có thể hoạt động trong hầu hết các tình huống mà các tài xế thực
sự không cần can thiệp quá nhiều hoặc ở mức độ thấp nhất.
Năm 2018, WeRide đã nhận được khoản đầu tư
vào từ các nhà sản xuất ô tô như Renault, Nissan Motor và Mitsubishi Motors, cả
ba trong số này được cho là sẽ đồng ý tiếp tục mua thêm cổ phiếu trong đợt IPO.
Và mới đây nhất, Nvidia - hãng sản xuất chất
bán dẫn lớn của Mỹ cũng đã mua cổ phần của WeRide.
Công ty khởi nghiệp này cũng đang hợp tác
với Bosch của Đức, một công ty hàng đầu thế giới về phụ tùng ô tô, để cung cấp
cho các nhà sản xuất ô tô các hệ thống Cấp độ 2 và Cấp độ 3 hỗ trợ người lái xe
và cung cấp khả năng tự động hóa có điều kiện.
Theo Nikkei