Ông Donald Trump và các đồng minh lập luận rằng thuế quan là cần thiết để đưa hoạt động sản xuất trở lại Mỹ và lấp đầy kho bạc của quốc gia này bằng hàng ngàn tỉ USD khoản thu có thể được sử dụng để trả nợ hoặc bù đắp cho việc cắt giảm thuế.
Mặc dù vào
ngày 10/4, Người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ đã ra quyết định hoãn thuế cho
hơn 75 quốc gia, vùng lãnh thổ trong 90 ngày, Tuy nhiên chính sách thuế của ông
Donald Trump đã gây ra làn sóng bán tháo kéo dài nhiều ngày và thổi bay nhiều tỉ
USD khỏi thị trường chứng khoán trong nước. Ngoài ra dư luận và mạng xã hội Mỹ đang
chứng kiến 2 làn sóng một là ủng hộ ông Trump và hai là phản đối và chỉ trích
hành động của Tổng thống cùng với tỉ phú Elon Musk khi trước đó đã áp dụng chính
sách cắt giảm nhân sự của chính phủ liên bang, siết chặt nhập cư, đóng cửa nhiều
cơ quan an sinh xã hội và sau khi tuyên bố chính sách thuế quan mới như một chất
xúc tác đẩy các cuộc biểu tình diễn ra.
Những người
quyết giữ niềm tin với ông Trump giữa bão thuế quan
Những người
ủng hộ Tổng thống Trump tin rằng chiến thuật thuế của ông là hoàn toàn có cơ sở
và họ cần chấp nhận đau thương trước khi mọi thứ tốt lên.
Melissa
Sample, 57 tuổi, đã hâm mộ Tổng thống Donald Trump từ lâu. Khi bắt đầu sự nghiệp
môi giới bất động sản tại Onalaska, Wisconsin, bà được truyền cảm hứng từ
chương trình truyền hình thực tế Người tập sự của ông. Bà vẫn ủng hộ ông sau cuộc
bạo loạn Đồi Capitol ngày 6/1/2021, từng bị sốc khi ông bị ám sát hụt ở thành
phố Butler, bang Pennsylvania, hồi năm ngoái và sau đó hân hoan tột cùng khi
ông tái đắc cử.
Nhiều bạn
bè xa lánh Sample vì bà ủng hộ ông Trump nhiệt thành. Bà đôi khi e ngại trước
những hành động có phần quá quyết liệt của ông và lo lắng khi ông liên tục
thách thức các quy trình pháp lý trong quá trình điều hành đất nước, thậm chí
còn đề cập đến cách vượt qua hạn chế hai nhiệm kỳ trong hiến pháp.
Những người ủng hộ ông Trump tại cuộc mít tinh đêm bầu cử năm 2024 ở
West Palm Beach, Florida. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên,
khi Tổng thống hồi đầu tuần kêu gọi công chúng đặt niềm tin vào những biện pháp
thuế quan ông tung ra, Sample không mảy may hoài nghi lời ông nói.
"Tôi
luôn bảo với mọi người rằng tôi không phải lo lắng về bất cứ chuyện gì bởi Tổng
thống luôn làm chủ tình hình", bà nói. "Những hành động tưởng như
điên rồ của ông ấy đều có chủ đích. Vì thế, tôi hoàn toàn tin tưởng Tổng thống".
Phong trào
Làm nước Mỹ Vĩ đại Trở lại (MAGA) ủng hộ Tổng thống Trump đến nay vẫn là một hiện
tượng trên chính trường Mỹ. Nó dựa trên mối liên kết cá nhân giữa ông chủ Nhà
Trắng với các cử tri trung thành. Phong trào này bắt đầu nhiều năm trước, khi
ông Trump xuất hiện trên chương trình truyền hình thực tế và sau đó là các cuộc
vận động tranh cử xuyên quốc gia, nơi ông thổi bùng chủ nghĩa dân tộc trong những
người ủng hộ.
Cùng nhau,
ông Trump và các thành viên MAGA đã phải đối mặt với vô số thách thức, từ bê bối
băng ghi âm Access Hollywood, nơi ông Trump có những bình luận khiếm nhã về phụ
nữ, đến cuộc bạo loạn Đồi Capitol hay các nỗ lực luận tội ông.
Nhưng Tổng
thống chưa bao giờ yêu cầu những người ủng hộ phải hy sinh như ông đã làm trong
tuần qua. Trong chiến dịch tranh cử, ông liên tục hứa hẹn khôi phục lại những
ngày vinh quang cho nước Mỹ để thuyết phục họ bầu cho mình. Nhưng khi tuyên bố
áp thuế đối ứng với hơn 180 đối tác, ông đã gửi thông điệp rõ ràng tới các cử
tri trung thành rằng thời đại hoàng kim mới sẽ phải trả giá bằng kinh tế.
"Nước Mỹ đang đứng trước cơ hội làm điều mà đáng lẽ phải được thực hiện cách đây hàng thập kỷ", ông viết trên mạng xã hội X hôm 7/4. "Đừng yếu đuối! Đừng ngu ngốc! Đừng trở thành một kẻ hoảng loạn... Hãy mạnh mẽ, can đảm và kiên nhẫn. Kết quả nhận được sẽ vĩ đại!".
Bất chấp lời
kêu gọi của ông, cơn hoảng loạn trên thị trường tài chính vì đòn thuế đã lan rộng.
Nhưng trong phong trào MAGA, niềm tin vào Tổng thống vẫn nguyên vẹn, thậm chí
còn tăng lên trong một số trường hợp.
Trong mắt
họ, Tổng thống Trump vẫn là một doanh nhân thành đạt và là người có tầm nhìn
sâu rộng nhất về các vấn đề tài chính, thậm chí còn hơn cả Elon Musk, tỷ phú
giàu nhất thế giới, người đang bày tỏ bất đồng với Nhà Trắng về thuế quan.
Việc Tổng
thống kiểm soát được biên giới phía nam, nơi số người vượt biên đã giảm mạnh,
dường như chỉ làm tăng thêm uy tín của ông. Một cuộc thăm dò do Wall Street
Journal thực hiện ngay trước ngày ông công bố biện phép thuế đối ứng cho thấy
93% người từng bỏ phiếu cho ông Trump vào năm 2024 tán thành cách ông lãnh đạo
đất nước, chỉ 6% có đánh giá tiêu cực về ông.
"Ông ấy
có những lợi thế riêng", Micah Roberts, nhà thăm dò tại công ty khảo sát ý
kiến công chúng Public Opinion Strategies, nói về vị thế của Tổng thống Trump với
các cử tri đảng Cộng hòa khi bước vào cuộc chiến thương mại.
Roberts
cho hay trong khi chính quyền Biden có xu hướng bỏ qua những phàn nàn của người
Mỹ về lạm phát, ông Trump lại thẳng thắn với họ về khó khăn sắp tới. Theo ông,
Tổng thống Mỹ và những người ủng hộ còn có một thứ "tình cảm gắn bó"
vì những gì họ đã cùng nhau trải qua.
Khi ông
Trump công bố mức thuế đối ứng toàn diện, đánh vào cả đồng minh lẫn đối thủ,
nhiều người ủng hộ coi đây là hành động "cứu rỗi" hơn là mang ý nghĩa
kinh tế, bởi họ cho rằng đất nước đang đi chệch hướng và giới lãnh đạo cần phải
làm điều gì đó.
"Ông ấy
là tổng thống duy nhất có đủ can đảm làm điều đó", Kenny Cook, 50 tuổi,
người ủng hộ ông Trump ở Mineral Point, Wisconsin, cho biết. "Tôi hoàn
toàn tin tưởng Tổng thống".
Cook tự mô
tả mình là một người "trung bình, thuộc tầng lớp lao động", nhưng sẽ
là sai lầm nếu nghĩ rằng những người như ông không nắm giữ tài sản tài chính và
do đó không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại hay đà lao dốc của thị trường
chứng khoán.
Thực tế,
Cook, chủ sở hữu một cơ sở kinh doanh đá bia mộ, đã đầu tư tiền tiết kiệm hưu
trí của mình vào các quỹ tương hỗ. Hoạt động kinh doanh của ông cũng có thể bị ảnh
hưởng. Đá ông sử dụng 99% là nhập khẩu, đến từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ
và Canada.
Theo lời
ông, Mỹ đã chịu quá nhiều thiệt hại trước khi ông Trump nhậm chức, vì thế mọi
thứ không thể tốt lên chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, cuối cùng, ông tin rằng đòn
thuế quan sẽ đưa ngành sản xuất trở lại với đất nước.
Cook nhìn
thấy những tín hiệu tích cực khi Tổng thống Trump hôm 9/4 thông báo nhiều quốc
gia đã gọi điện để đàm phán và thị trường chứng khoán tăng mạnh sau đó. Nhưng
ông cũng nhận thức rõ về những thách thức khi thực hiện các thỏa thuận.
"Tôi
nghĩ chúng ta sẽ chứng kiến thị trường biến động mạnh trong một khoảng thời
gian vì những câu hỏi và những điều không chắc chắn", ông nói.
Nhưng sau
cùng, Cook nhấn mạnh ông Trump "đang làm rất tốt", thêm rằng Tổng thống
đang "làm mọi thứ vì người dân Mỹ".
Tại
Chester, bang Pennsylvania, Phil Gross, chủ một doanh nghiệp sơn, cũng ca ngợi
Tổng thống Trump và không hiểu vì sao nhiều người lại sốc trước mức thuế quan.
"Ông
Trump đã nói về nó từ khi 30 tuổi", Gross cho hay. "Ông ấy đã muốn
làm điều này trong không biết bao nhiêu năm rồi".
Gross và vợ,
Donna, người đã xây dựng một tài khoản tiết kiệm hưu trí 401(k) trong hơn 30
năm, cảm thấy yên tâm bởi chất lượng nội các của ông Trump, với nhiều thành
viên là các doanh nhân, tỷ phú.
"Họ đều
là những bộ óc tuyệt vời", ông nói.
"Bạn
có thấy thị trường chứng khoán hôm nay không?", Gross hỏi vào chiều 9/4,
sau khi ông Trump thông báo tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hầu hết
các nước, trừ Trung Quốc. "Tôi nghĩ đó là một bước đột phá thiên
tài".
Tại
Columbus, bang Nebraska, Juli Thelen, 53 tuổi, cho biết bà hiện không còn để ý
đến những cảnh báo khủng khiếp về Tổng thống Trump. "Họ nói rằng những thứ
ông ấy làm sẽ không khác gì một vụ nổ hạt nhân, nhưng thực tế không phải vậy",
bà nói.
Thelen là
trợ lý điều hành tại Behlen Manufacturing, nhà sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
kho lưu trữ ngũ cốc cùng các thiết bị nông trại khác. Bà có vẻ thực tế hơn về
những nguy cơ đảo lộn hệ thống thương mại toàn cầu. Thelen có một tài khoản hưu
trí 401(k) và đầu tư chứng khoán để kiếm thêm thu nhập. Công ty của bà phải chịu
áp lực lớn vì giá thép tăng.
"Chúng
ta có thể phải đối mặt một bước ngoặt khủng khiếp, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là khả
năng", bà nói.
Thelen cảm
thấy rằng nếu nền kinh tế Mỹ giữ nguyên như hiện nay, nơi những đứa con của bà
phải vật lộn trả tiền thuê nhà và việc sở hữu căn nhà cho riêng mình trở nên
ngoài tầm với, thậm chí còn nguy hiểm hơn.
"Tình
hình hiện tại không tốt cho những người trung lưu hoặc mới bắt đầu xây dựng cuộc
sống", bà nói. "Mọi thứ đều không tốt. Vì vậy, phải có ai đó vào cuộc,
phá vỡ một chút để tốt hơn".
Bây giờ,
khi quá trình đó đã bắt đầu, không phải lúc để từ bỏ Tổng thống, như Tom Boal,
chủ tịch Behlen Manufacturing và là một người ủng hộ ông Trump, nói: "Chuyến
tàu đang chạy khá nhanh. Sẽ rất tệ nếu nhảy khỏi tàu".
Những người
Mỹ xuống đường phản đối ông Trump
Trái ngược
với những người nhiệt tình ủng hộ Tổng thống Trump, Tờ CCN đưa tin cho hay vào
ngày 5-4 đã có hàng trăm ngàn người Mỹ đã xuống đường trên toàn quốc để phản đối
Tổng thống Donald Trump - người chỉ mới nhậm chức chưa được 100 ngày.
Với bất kỳ
tổng thống Mỹ nào, 100 ngày đầu tiên thường là quãng thời gian "trăng mật"
với tỉ lệ ủng hộ cao, các chính sách nhận được phản ứng tích cực. Nhưng với ông
Trump, mọi thứ đang diễn ra ngược lại.
Người biểu tình tại Los Angeles (California) vào ngày 5-4 (giờ Mỹ) - Ảnh:
REUTERS
Khi người
Mỹ không thích điều gì, họ sẽ biểu tình, tất nhiên phải xin phép và được chấp
thuận. Các cuộc biểu tình dưới danh nghĩa chung "Hands Off!" (tạm dịch
"Đừng động vào" hoặc "Tránh xa ra") đã được tổ chức tại hơn
1.200 địa điểm ở tất cả 50 tiểu bang của Mỹ trong ngày 5-4. Họ chỉ trích hành động
của Tổng thống Donald Trump và tỉ phú Elon Musk khi cắt giảm nhân sự của chính
phủ liên bang, siết chặt nhập cư, đóng cửa nhiều cơ quan an sinh xã hội.
Ở bờ tây
nước Mỹ, dưới bóng tòa tháp Space Needle mang tính biểu tượng của TP Seattle
(bang Washington), những người biểu tình cầm các tấm biển có khẩu hiệu như
"Đấu tranh chống lại chế độ đầu sỏ".
Tại thủ đô
Washington D.C, người biểu tình đã sử dụng những khẩu hiệu như "Hãy chống
lại như chống lại Đức quốc xã năm 1938" và "Chủ nghĩa phát xít vẫn tồn
tại và đang hiện diện trong Nhà Trắng".
Kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức vào tháng 1, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra phản đối các chính sách của chính quyền ông. Đợt biểu tình ngày 5-4 được xem là lớn và lan rộng nhất cho đến nay trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump.
Đứng sau
cuộc biểu tình này là khoảng 150 nhóm dân sự bao gồm các tổ chức dân quyền,
công đoàn lao động, những người ủng hộ LBGTQ+, cựu chiến binh và các nhà hoạt động
bầu cử.
"Có rất
nhiều vấn đề - bà Kelley Laird, người tham dự cuộc biểu tình ở Washington D.C,
nói với Đài CNN - Họ đang nhắm đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nghệ thuật, báo
chí". Theo anh Archer Moran, người tham gia biểu tình gần sân golf của ông
Trump tại bang Florida, danh sách những thứ ông Trump cần tránh xa "rất
dài".
"Thật
đáng kinh ngạc khi những cuộc biểu tình này bùng nổ sớm như vậy kể từ khi ông ấy
nhậm chức", anh nói.
Tại một số
sự kiện, nhiều nhân vật đã xuất hiện diễn thuyết và truyền cảm hứng với hy vọng
khuyến khích những người Mỹ khác đang vỡ mộng về các chính sách của ông Trump
tham gia các cuộc biểu tình tương lai.
Đó là dấu
hiệu cho thấy một nhóm nhỏ phản đối ông Trump đang cố gắng vận động người dân
biến những cuộc biểu tình thành phong trào dài hơi. Một số đảng viên Dân chủ tại
Quốc hội dự đoán cuộc biểu tình sẽ dẫn đến một chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa
kỳ năm tới.
"Chúng
tôi muốn gửi tín hiệu đến tất cả những người và tổ chức đã thể hiện sự phục
tùng trước ông Trump rằng có một phong trào công chúng đông đảo sẵn sàng đứng
lên và ngăn chặn điều này" - bà Leah Greenberg, giám đốc điều hành của Tổ
chức Indivisible, cho biết. Trước đó đã có chỉ trích nhắm vào các đảng viên Dân
chủ tại Quốc hội, cáo buộc họ làm ngơ với các chính sách của ông Trump.
"Nếu
các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta đứng lên, chúng tôi sẽ ủng hộ họ. Chúng
tôi muốn họ đứng lên và bảo vệ các chuẩn mực của nền dân chủ, muốn họ thấy rằng
có những người ngoài kia sẵn sàng làm điều đó.
Mục tiêu của
việc này là xây dựng một thông điệp", bà Greenberg nhấn mạnh. Vấn đề đặt
ra là liệu những hoạt động biểu tình này sẽ kéo dài trong bao lâu và có thể dẫn
đến điều gì - một sự thay đổi trong cách tiếp cận của chính quyền ông Trump hay
sự thoái lui của các nhân vật bị công chúng nhắm tới.
Khi được báo Guardian hỏi liệu các cuộc biểu tình có đủ để ngăn chặn ông Trump hay không, ông Robert Weissman, đồng chủ tịch của Tổ chức Public Citizen, khẳng định: "Đây không phải sự kiện nhất thời mà phải là hiện tượng bền vững. Đã có nhiều lời chỉ trích nhắm vào Đảng Dân chủ vì không đứng lên tại Quốc hội, vì vậy sự kiện như thế này sẽ khiến họ cứng rắn hơn".
Phản ứng
trước đợt biểu tình, Nhà Trắng khẳng định trong một tuyên bố như sau:
"Quan điểm của Tổng thống Trump rất rõ ràng, rằng ông sẽ luôn bảo vệ an
sinh xã hội, các chương trình Medicare và Medicaid cho những người thụ hưởng đủ
điều kiện.
Trong khi đó, lập trường của Đảng Dân chủ là trao các quyền lợi an sinh xã hội, Medicaid và Medicare cho những người nhập cư bất hợp pháp. Điều này sẽ làm phá sản các chương trình đó và nghiền nát người cao tuổi ở Mỹ".
T/h