Gojek, nền tảng gọi xe và giao đồ ăn hàng đầu của Indonesia, vừa tuyên bố sẽ ngừng hoạt động tại thị trường Việt Nam từ ngày 16/9. Đây là một bước đi chiến lược nhằm tập trung vào các thị trường có tiềm năng phát triển bền vững hơn, theo đại diện của Gojek.

Trong thông báo chính thức, đại diện Gojek chia sẻ rằng quyết định này phù hợp với chiến lược tăng trưởng dài hạn của Tập đoàn GoTo, công ty mẹ của Gojek và là tập đoàn công nghệ lớn nhất tại Indonesia. "Chúng tôi muốn tập trung nguồn lực vào những thị trường có thể mang lại tác động lớn và bền vững, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng dài hạn của GoTo," đại diện Gojek cho biết.

Gojek cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả nhân viên, người dùng, các đối tác tài xế và đối tác nhà hàng đã đồng hành cùng công ty tại Việt Nam. "Chúng tôi sẽ thực hiện các hỗ trợ cần thiết cho tất cả các bên bị ảnh hưởng trong suốt quá trình chuyển tiếp, đồng thời tuân thủ mọi quy định pháp luật hiện hành", lãnh đạo Gojek nhấn mạnh.


Quyết định rút khỏi Việt Nam của Gojek là một phần trong xu hướng chung của ngành công nghệ, khi nhiều công ty lớn đánh giá lại sự hiện diện của mình trên thị trường để tối ưu hóa tăng trưởng. Điều này đã được chứng kiến ở những công ty như Shopee, khi họ rút khỏi các thị trường châu Âu và Mỹ Latin, ngoại trừ Brazil.

Tại thị trường Indonesia, GoTo đã củng cố vị thế của mình là nhà cung cấp dịch vụ theo yêu cầu (ODS) và công nghệ tài chính hàng đầu. Trong quý 2 năm nay, tổng giá trị giao dịch (GTV) và số lượng đơn hàng hoàn thành tại Gojek đã tăng lần lượt 18% và 24% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao kỷ lục.

Không chỉ tại Indonesia, Gojek cũng đang mở rộng thị phần tại Singapore, nơi họ chứng kiến mức tăng 3 điểm phần trăm chỉ trong 6 tháng đầu năm nay. Với giá trị đơn hàng trung bình (AOV) ở mức cao, Singapore tiếp tục là thị trường trọng điểm của GoTo.

Gojek ra mắt tại Việt Nam vào tháng 8/2018 dưới thương hiệu GoViet, ban đầu cung cấp hai dịch vụ GoBike (gọi xe máy) và GoSend (giao nhận). Chỉ hai tháng sau đó, Gojek mở rộng dịch vụ với GoFood, nền tảng gọi đồ ăn trực tuyến. Tuy nhiên, vào tháng 8/2020, thương hiệu GoViet bị xóa sổ, và công ty chính thức đổi tên thành Gojek Việt Nam, với màu sắc nhận diện và trang phục của tài xế chuyển sang gam màu xanh lá cây, đen và trắng, tương tự như công ty mẹ.

Sau thông báo này của Gojek, thị trường gọi xe công nghệ Việt sẽ trở thành sân chơi của 3 tên tuổi chính là Grab, XanhSM và Be.

Quyết định rút khỏi Việt Nam của Gojek là một phần trong xu hướng chung của ngành công nghệ, khi nhiều công ty lớn đánh giá lại sự hiện diện của mình trên thị trường để tối ưu hóa tăng trưởng. Điều này đã được chứng kiến ở những công ty như Shopee, khi họ rút khỏi các thị trường châu Âu và Mỹ Latin, ngoại trừ Brazil.

Tại thị trường Indonesia, GoTo đã củng cố vị thế của mình là nhà cung cấp dịch vụ theo yêu cầu (ODS) và công nghệ tài chính hàng đầu. Trong quý 2 năm nay, tổng giá trị giao dịch (GTV) và số lượng đơn hàng hoàn thành tại Gojek đã tăng lần lượt 18% và 24% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao kỷ lục.

Không chỉ tại Indonesia, Gojek cũng đang mở rộng thị phần tại Singapore, nơi họ chứng kiến mức tăng 3 điểm phần trăm chỉ trong 6 tháng đầu năm nay. Với giá trị đơn hàng trung bình (AOV) ở mức cao, Singapore tiếp tục là thị trường trọng điểm của GoTo.

Gojek ra mắt tại Việt Nam vào tháng 8/2018 dưới thương hiệu GoViet, ban đầu cung cấp hai dịch vụ GoBike (gọi xe máy) và GoSend (giao nhận). Chỉ hai tháng sau đó, Gojek mở rộng dịch vụ với GoFood, nền tảng gọi đồ ăn trực tuyến. Tuy nhiên, vào tháng 8/2020, thương hiệu GoViet bị xóa sổ, và công ty chính thức đổi tên thành Gojek Việt Nam, với màu sắc nhận diện và trang phục của tài xế chuyển sang gam màu xanh lá cây, đen và trắng, tương tự như công ty mẹ.

Sau thông báo này của Gojek, thị trường gọi xe công nghệ Việt sẽ trở thành sân chơi của 3 tên tuổi chính là Grab, XanhSM và Be.

Nqs