1. Giá vàng
+ Xu hướng Thế giới:
Khoảng 6 giờ ngày 16-7 (theo giờ
Việt Nam), giá vàng hôm nay của thế giới giao dịch tại 1.830 USD/ounce, đánh dấu
một phiên giao dịch tăng thêm 2 USD/ounce sau khi tăng mạnh 20 USD/ounce trong
phiên trước.
Theo giới phân tích, tuy đêm qua
đồng USD tăng giá trở lại nhưng yếu tố này không tác động tiêu cực đến giá kim
loại quý, nguyên nhân chủ yếu là dòng tiền trên thị trường vẫn tập trung vào
giá vàng.
Thực tế cho thấy, lãi suất trái
phiếu Mỹ từ 1,33%/năm xuống còn 1,31%/năm. Từ đó, nhiều người hạn chế mua trái
phiếu. Họ dịch chuyển một phần vốn vào vàng với kỳ vọng giá của kim loại này sẽ
tăng mạnh trong tương lai. Nhất là khi lạm phát tại Mỹ đang nóng lên, nhu cầu
trú ẩn vốn vào vàng ngày càng nhiều. Vì thế, giá vàng hôm nay tiếp tục khởi sắc.
Trong khi đó, biến chủng Covid-19
mới ngày càng gia tăng ở một số khu vực trên thế giới, đặc biệt là châu Á. Điều
này làm dấy lên lo ngại nền kinh tế của các quốc gia bị ảnh hưởng dịch bệnh trở
nên khó khăn. Nhất là khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại
trong quý II/2021, có thể kìm hãm đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Theo đó, giới đầu
tư tài chính chính giảm dần việc nắm giữ cổ phiếu khiến thị trường chứng khoán
Nhật Bản, châu Âu "đỏ" sàn. Nhiều người đã hướng dòng tiền vào kim loại
quý giúp giá vàng thế giới có lúc tăng 10 USD/ounce, từ 1.825 USD/ounce lên
1.835 USD/ounce.
Tuy vậy, khi giá của USD đảo chiều
đi lên, một số nhà đầu tư ngắn hạn cho rằng nắm giữ kim loại quý là bất lợi. Thế
nên họ đã mạnh tay bán ra. Giá vàng thế giới lúc 23 giờ ngày 15-7 giảm 15
USD/ounce xuống còn 1.820 USD/ounce. Ở mức giá này, những nhà đầu tư vàng dài hạn
liền tăng sức mua. Giá vàng hôm nay lúc 6 giờ ngày 16-7 giành lại 10 USD/ounce
vọt lên 1.830 USD/ounce.
+ Trong nước:
Trên thị trường vàng trong nước,
chốt phiên ngày 15/7 đa số các cửa hàng vàng tại Hà Nội giữ giá vàng 9999 gần
như không đổi ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.
Kết thúc phiên giao dịch 15/7, Tập
đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC khu vực Hà Nội ở mức: 56,80 triệu
đồng/lượng (mua vào) và 57,50 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Vàng bạc Đá
quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 56,85 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,62
triệu đồng/lượng (bán ra).
Tại Sài Gòn, giá vàng miếng trong
nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 56,80 triệu đồng/lượng
(mua vào) và 57,50 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn
niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,85 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,63 triệu đồng/lượng
(bán ra)
2. Giá dầu : tiếp tục xu hướng
giảm
Giá dầu giảm hơn 1 USD/thùng, do kỳ vọng sẽ có nhiều dầu thô đưa ra thị trường sau thỏa thuận giữa các nhà sản xuất hàng đầu OPEC và nhu cầu nhiên liệu của Mỹ suy giảm.
Chốt phiên giao dịch ngày 15/7, dầu
thô Brent giảm 1,29 USD tương đương 1,7% xuống 73,47 USD/thùng và dầu thô Tây
Texas WTI giảm 1,48 USD tương đương 2,2% xuống 71,65 USD/thùng.
Báo cáo hàng tháng của OPEC vẫn dự
báo nhu cầu dầu toàn cầu trong thời gian còn lại của năm 2021 sẽ hồi phục mạnh
còn nhu cầu sử dụng dầu trong năm 2022 sẽ đạt mức tương tự như trước đại dịch
Covid-19.
3. Giá đồng tăng
Giá đồng giao sau 3 tháng trên
sàn London tăng 1,2% lên 9.455 USD/tấn.
Tăng trưởng của Trung Quốc trong
quý 2/2021 thấp hơn so với dự kiến, do hoạt động sản xuất chậm lại, chi phí
nguyên liệu tăng cao và dịch Covid-19 bùng phát.
4. Giá quặng sắt và thép : chưa
có dấu hiệu dừng tăng
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2021
trên sàn Đại Liên tăng 1,6% lên 1.234 CNY (191,02 USD)/tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 8/2021
trên sàn Singapore tăng 1,9% lên 214 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải TQ, giá thép
cây tăng 0,9%, thép cuộn cán nóng tăng 0,5%, mặc dù sản lượng thép thô Trung Quốc
trong tháng 6/2021 giảm 5,6% so với mức cao kỷ lục trong tháng 5/2021. Giá thép
không gỉ tăng 3,4% lên 18.240 CNY/tấn – mức cao nhất kể từ năm 2019, trong bối
cảnh nhu cầu nội địa tăng mạnh và tồn trữ ở mức thấp.
5.Giá cao su tăng
Giá cao su tại Nhật Bản tăng sau
khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ,
thúc đẩy tăng giá hàng hóa và các thị trường khác.
Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2021
trên sàn Osaka tăng 4,4 JPY tương đương 2,1% lên 213,9 JPY/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn
tháng 9/2021 trên sàn Thượng Hải tăng1,4% lên 13.370 CNY/tấn.
6.Giá đường tăng
Giá đường thô tăng từ mức thấp nhất
2 tuần.
Giá đường thô kỳ hạn tháng
10/2021 trên sàn ICE tăng 0,4 US cent tương đương 2,4% lên 17,33 US cent/lb,
sau khi chạm mức thấp nhất 2 tuần (16,73 US cent/lb) trong phiên ngày
14/7/2021.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn
tháng 8/2021 trên sàn London tăng 10,7 USD tương đương 2,5% lên 436 USD/tấn.
7. Giá 1 số các loại lương thực :
Giá lúa mì tăng, đậu tương và ngô giảm
Giá lúa mì tại Mỹ tăng lên mức
cao nhất 8,5 năm lên gần 9 USD/bushel, do hạn hán đe dọa sự phát triển cây trồng
tại khu vực bắc Plains và Prairies Canada.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì kỳ hạn
tháng 9/2021 tăng 17-3/4 US cent lên 6,72 USD/bushel và giá lúa mì vụ xuân kỳ hạn
tháng 9/2021 tăng 21-1/4 US cent lên 8,94 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt
8,95-1/2 USD/bushel – cao nhất kể từ tháng 12/2012. Giá đậu tương kỳ hạn tháng
8/2021 giảm 5-1/2 US cent xuống 14,47-1/2 USD/bushel và giá đậu tương kỳ hạn
tháng 11/2021 giảm 3-1/4 US cent xuống 13,8 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng
12/2021 giảm 2-1/2 US cent xuống 5,56-1/4 USD/bushel.
Giá gạo tại Ấn Độ thấp nhất 16
tháng, Thái Lan thấp nhất 1,5 năm, Việt Nam thấp nhất 1 năm
Giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ chạm
mức thấp nhất gần 16 tháng, do nguồn cung vụ thu hoạch mới được đưa ra thị trường
và nhu cầu vẫn thấp, song các hạn chế virus corona tại Việt Nam đã làm giảm
doanh số bán gạo thị trường chủ lực.
Tại Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo
hàng đầu, giá gạo 5% tấm giảm xuống 364-368 USD/tấn so với mức 367-371 USD/tấn
cách đây 1 tuần.
Đối với loại 5% tấm, giá gạo Việt
Nam không thay đổi so với cách đây 1 tuần (465-470 USD/tấn) – mức thấp nhất kể
từ tháng 7/2020.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm giảm
xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2019 (405-412 USD/tấn) so với 410-425 USD/tấn
tuần trước đó, do đồng baht Thái Lan giảm so với đồng USD khiến giá xuất khẩu gạo
giảm.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, Thái
Lan đã xuất khẩu 1,78 triệu tấn gạo, giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
T/h