Theo đó, ngày 25/9/20223, Ủy ban Phát triển
bền vững chính thức được thành lập, trực thuộc HĐQT, gồm ba thành viên (1 Chủ tịch
và 2 thành viên). Trong đó, Chủ tịch Uỷ ban là ông Đinh Hồng Kỳ, hiện đang là
Thành viên độc lập HĐQT DIC Corp; hai thành viên còn lại là bà Đào Thanh Xuân
(hiện là người phụ trách quản trị công ty của DIC Corp) và ông Lê Kim Chi.
DIC Corp xác định, Uỷ ban Phát triển bền vững
là đơn vị chuyên trách, có chức năng tham mưu, đề xuất cho HĐQT về chiến lược,
kế hoạch và trực tiếp chỉ đạo, thực hiện các công tác liên quan đến lộ trình
chuyển đổi thực hành ESG tại tập đoàn và tham vấn cho các bên liên quan, triển
khai thực hiện ESG tại DIC Corp.
Trong đó, nghị quyết nêu rõ, đối với công
tác triển khai ESG, Ủy ban có nhiệm vụ xây dựng và báo cáo ESG thường niên,
giám sát, đánh giá, điều chỉnh ESG; thực hiện các chính sách, phương pháp để
triển khai và thực thi phát triển bền vững tại DIC Corp; thông qua sự phối hợp
liên ngành trong và ngoài công ty để xác định rủi ro và đề xuất các biện pháp
quản lý rủi ro phù hợp.
Đối với các dự án năng lượng, Ủy ban Phát
triển bền vững được giao nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu, đề xuất lập quy hoạch, kế
hoạch phát triển dự án năng lượng, ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo
trình HĐQT xem xét, phê duyệt.
HĐQT DIC Corp nêu rõ, Ủy ban Phát triển bền
vững sẽ tham vấn phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo, mà trước mắt là nghiên
cứu đề xuất đầu tư nhà máy điện rác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bên cạnh đó, Uỷ ban cũng được giao tổ chức
thực hiện chính sách, chương trình, đề án xây dựng phát triển dự án năng lượng;
tham vấn, thực hiện công tác thẩm tra, thiết kế, xây dựng các công trình năng
lượng tại các dự án do DIC Corp làm chủ đầu tư…
Động thái mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực năng lượng của DIC Corp được xem là phù hợp với xu thế hiện nay. Trên thực tế, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện VIII, đã có không ít doanh nghiệp “lấn sân” sang lĩnh vực này.
Trong đó, có sự xuất hiện của không ít
doanh nghiệp bất động sản, như Bamboo Capital,Tập đoàn Sao Mai; hay Hà Đô … Cũng
cần nói thêm, mảng kinh doanh này đã mang về không ít doanh thu cho các doanh
nghiệp.
Trở lại với DIC Corp, trước khi thành lập Ủy
ban Phát triển bền vững, hồi tháng 6, Tập đoàn này cũng đã thành lập một ủy ban
khác trực thuộc HĐQT là Ủy ban Đầu tư, do cựu Tổng giám đốc Hoàng Văn Tăng được
làm Chủ tịch, để phát triển lĩnh vực hoạt động chính là bất động sản.
Đây là đơn vị chuyên trách, có chức năng,
nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động của HĐQT với các nhiệm vụ chính là xác định các chiến
lược, kế hoạch phát triển trung và dài hạn; thông qua các đề xuất về nghiên cứu
đầu tư, chủ trương đầu tư, quy định nội bộ về công tác đầu tư.
Về tình hình kinh doanh, kết thúc 6 tháng
đầu năm, doanh thu của DIC Corp đạt 359 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ năm
2022. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế cũng sụt giảm tới 40%, xuống còn 85 tỷ đồng.
Đáng nói, năm 2023, mặc dù dự báo ngành bất
động sản sẽ tiếp tục gặp khó khăn nhưng DIC Corp lại đặt ra một kế hoạch kinh
doanh vô cùng tham vọng với mục tiêu doanh thu đạt 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận
trước thuế 1.400 tỷ đồng, lần lượt cao gần gấp đôi và gấp 7 lần thực
hiện năm 2022.
Một trong các định hướng năm 2023 của
DIC Corp đưa ra là phải ưu tiên triển khai đầu tư các công trình nhà ở
xã hội tại các dự án của công ty.
BANKER