Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 8,58%; sản xuất và phân phối điện tăng 9,05%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,60%; ngành khai khoáng giảm 4,86%;

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, IIP ước tính tăng 5,83% so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp chung vào mức tăng kể trên bao gồm: ngành chế biến, chế tạo tăng 11,5%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,41%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,30%; riêng ngành khai khoáng giảm 14,91%. Một điểm lưu ý là trong năm nay, IIP toàn ngành thường tăng <10% (các năm trước thường tăng >10%) là do ngành công nghiệp chủ lực sản xuất và phân phối điện tăng thấp, năng lực sản xuất điện mới giảm mạnh.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 5 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 20,16%; sản xuất đồ uống tăng 16,15%. Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số sản xuất 5 tháng giảm hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước: khai khoáng khác giảm 14,91%; sản xuất và phân phối điện tăng 5,41%; sản xuất trang phục tăng 6,76%; dệt tăng 7,53%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 7,75%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 5 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm trước: Tôm đông lạnh tăng 87%; nước yến và nước bổ dưỡng khác tăng 56%; thạch nha đam tăng 48,9%; điện gió tăng 47,5%; bia đóng lon tăng 14,3%; thủy điện tăng 12,8%. Một số sản phẩm giảm: các loại đá lót lề đường giảm 52,9%; muối biển giảm 32,2%; hạt điều khô giảm 31,8%; tinh bột sắn giảm 31,8%, dự kiến trong tháng ngừng sản xuất vì hết nguyên liệu; sản xuất đường giảm 17,2%, hiện đã ngừng sản xuất do hết mía nguyên liệu; xi măng giảm 15,8%; điện mặt trời giảm 3,3%.

Theo TCTK