Tại kỳ họp bất thường vừa qua, Quốc
hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường
bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Theo quy hoạch, tuyến đường phía
Đông dài 2.063 km, đến nay đã đưa vào khai thác 478 km, đang đầu tư 829 km, còn
lại 756 km chưa đầu tư.
Theo Nghị quyết của Quốc hội,
giai đoạn 2 sẽ đầu tư thêm 729 km. Bao gồm Bãi Vọt (Hà Tĩnh) - Cam Lộ (Quảng Trị),
Quảng Ngãi - Nha Trang và Cần Thơ - Cà Mau, chia thành 12 dự án có thể vận hành
khai thác độc lập.
Tổng mức đầu tư của dự án khoảng
150 nghìn tỷ đồng và được triển khai theo hình thức đầu tư công. Sau khi hoàn thành
sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn nhà nước.
Cao tốc Bắc - Nam góp phần
nâng cao năng lực cạnh trạnh quốc gia
Theo các nhà phân tích việc hình
thành trục cao tốc Bắc - Nam sẽ đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần nâng cao
năng lực cạnh trạnh quốc gia, thông qua tiết giảm chi phí logictisc. Đặc biệt đối
với khu vực Tây Nam Bộ và Tây Nguyên.
"Giải quyết chi phí vận tải,
logictisc, đặc biệt khi các địa phương ĐBSCL kết nối được với nhau, kết nối với
TP Hồ Chí Minh sẽ tạo nên những hiệu quả rất lớn", TS Trần Đình Thiên -
nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho hay.
Trong Nghị quyết nêu rõ việc chuẩn
bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2021. Theo đó, giai đoạn 2 các dự án thành phần
theo quy mô 6 làn xe. Riêng đoạn Cần Thơ - Cà Mau theo quy mô 4 làn xe.
Sau khi được Quốc hội và Chính phủ
thông qua, Bộ Giao thông Vận tải sẽ cùng các địa phương tiến hành giải phóng mặt
bằng. Theo kế hoạch năm 2023 sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng và từ năm 2025 -
2026 sẽ cơ bản hoàn thành để hình thành trục cao tốc đường bộ Bắc - Nam nối từ
Lạng Sơn đến Cà Mau sẽ được xuyên suốt.
Đại điện Bộ Giao thông Vận tải
cũng khẳng định rút kinh nghiệm từ giai đoạn 1, trong quá trình lập dự án, chuẩn
bị đầu tư sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá kỹ các mỏ để hình thành hệ thống cung
cấp vật liệu liên tục cho giai đoạn 2 của dự án cao tốc đường bộ Bắc - Nam
Ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ
Giao thông Vận tải cho hay: "Để rút ngắn thời gian mở mỏ, Quốc hội đã cho
cơ chế đặc biệt là khai thác đất phù hợp để đưa vào công trình, nhưng phải đảm
bảo yếu tố môi trường và cuộc sống của người dân".
Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu
các ban quản lý ký cam kết ngay từ đầu để kiên quyết xử lý nếu chậm tiến độ hoặc
không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, trong giai đoạn 2 sẽ áp dụng chỉ định thầu
để giảm thời gian đấu thầu. Vì vậy,bên cạnh việc lựa chọn kỹ, bộ cũng sẽ kiên
quyết cắt thầu, chỉ định ngay nhà thầu thay thế để đảm bảo tiến độ cho toàn dự
án.
Xây dựng cao tốc với tốc độ cao
Nhờ sự quyết liệt và sâu sát
trong chỉ đạo của Chính phủ nhiệm kỳ trước và nhiệm kỳ này, từ nay đến Tết
Nguyên đán sẽ có một số đoạn thuộc dự án cao tốc đường bộ Bắc - Nam phía Đông
giai đoạn 1 dài hơn 650 km đang xây dựng sẽ được đưa vào sử dụng.
Với những đoạn dự án còn lại đã
triển khai, Bộ giao thông Vận tải yêu cầu tất cả các Ban quản lý dự án, nhà thầu
phải huy động tối đa nhân lực; bám sát tiến độ, chất lượng công trình đã đề ra;
không để xảy ra tình trạng đứt gãy kết nối giữa các đoạn dự án với nhau do chậm
tiến độ.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán,
nhiều mũi thi công vẫn được huy động tối đa thiết bị nhân lực. Nhiều nhà thầu
còn tăng ca, tăng kíp ở những hạng mục thi công thuận lợi nhằm đảm bảo tiến độ
chung của dự án.
Nhiều nhà thầu tăng ca ở những hạng mục thi công thuận lợi nhằm đảm bảo tiến độ chung của dự án
cao tốc Bắc - Nam.
Để đồng hành cùng các nhà thầu,
lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu các ban quản lý phải bám sát công
trình, nhằm giải quyết ngay những vấn đề phát sinh ngay tại hiện trường.
Cho đến thời điểm này, những vướng
mắc về mặt bằng, nguồn vật liệu đã được giải quyết. Đây cũng đang được đánh giá
là thời điểm thuận lợi về thời tiết để các dự án tăng tốc. Theo kế hoạch từ năm
2022 - 2023, toàn bộ 654 km cao tốc đường bộ Bắc Nam giai đoạn 1 sẽ hoàn thành
và đưa vào khai thác
Do phải mất nhiều thời gian và
công sức để xử lý hậu quả của việc đầu tư tràn lan các dự án giao thông theo
phương thức BOT từ những năm trước nên trong nửa đầu nhiệm kỳ trước, hầu hết
các dự án thành phần của dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 gặp nhiều
khó khăn, lúng túng trong triển khai đầu tư.
Tuy nhiên, sau khi tìm ra hướng
đi và cách làm việc triển khai 11 dự án thành phần đã rất nhanh và quyết liệt.
Do đó, nhiều đoạn sẽ sớm được đưa vào sử dụng trong thời gian tới. Đây là cơ sở
để Bộ Giao thông Vận tải có thể triển khai nhanh và đúng pháp luật đầu tư xây dựng
tiếp 729 km mà Quốc hội vừa thông qua.
Theo VTV