Các nhà bán lẻ giảm giá dự kiến sẽ phát triển mạnh trong thời điểm thị trường bấp bênh. Suy thoái kinh tế “có lợi” cho các nhà bán lẻ giảm giá, Fortune khẳng định sau cuộc Đại suy thoái, lưu ý rằng cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009.

Trong thi k đại dch, hu hết doanh thu ca các công ty gim. Ngay c khi lượng hàng tn kho chưa bán, các nhà bán l gim giá vn lúng túng; vì vic đóng ca trên din rng. Tuy nhiên, doanh s đối vi các nhà bán l gim giá đã quay đầu khi nn kinh tế m ca tr li và khi doanh s bán hàng k thut s được thúc đẩy bi đại dch tiếp tc bình thường hóa và người tiêu dùng tìm kiếm chiết khu quay tr li các ca hàng. Và chui gim giá có th đang hot động tt hơn nhiu so vi thi đim mt năm trước đó.

Mặt khác, do tác động của việc mua sắm toàn cầu bị trì hoãn và thiếu hụt nguồn cung, một số công ty không có nhu cầu giảm giá hàng hóa nhiều thì họ vẫn có thể dễ dàng bán các mặt hàng với giá cả đa dạng, ví dụ như Ralph Lauren.

Mặt bằng chung, giữa những nỗ lực bền bỉ của các thương hiệu nhằm điều chỉnh phương thức định giá của họ để bù đắp một số chi phí và tổn thất do đại dịch gây ra (và trong một số trường hợp, việc tăng giá để ngày càng trở thành thị trường cao cấp hơn), nhiều công ty đã và đang đánh giá lại mối quan hệ của họ trong việc giảm giá để ưu tiên bán hàng với giá cả đa dạng và tăng tỷ suất lợi nhuận.


Nhấn mạnh vào E-Commerce

Người phát ngôn của thương hiệu thời trang 54 tuổi nói với CNN - Ralph Lauren đã "giảm đáng kể" lượng hàng tồn kho mà họ đang gửi tới các chuỗi giảm giá.

Liên quan đến việc ngày càng phụ thuộc vào bán hàng giảm giá, thương hiệu có trụ sở tại New York đang tập trung vào doanh số bán lẻ của chính mình qua đại lý và giảm giá - bằng cách phát triển mạng lưới các cửa hàng truyền thống và nhấn mạnh vào thương mại điện tử.

Công ty cũng nghiên cứu về giá của mình trong nhiều năm, và gần đây nhất tiết lộ, rằng trong quý 1 và quý 2 năm nay, giá bán hàng hóa trung bình của công ty đã tăng lần lượt là 17% và 14%.

Song, để tránh giảm giá quá đà và tăng giá ở các thị trường trên toàn cầu - trước đại dịch, với việc Giám đốc điều hành Patrice Louvet tiết lộ vào năm 2019 rằng, Ralph Lauren bắt đầu “tăng giá một chút tại các cửa hàng đại lý ở Bắc Mỹ vào cuối tháng 9, và lên kế hoạch tăng giá có mục tiêu với các đối tác bán buôn và tại các cửa hàng chuyên doanh của riêng mình bắt đầu từ các sản phẩm vào mùa xuân năm 2020. ”


Có thể nói, đại dịch đã đóng vai trò là tác nhân thúc đẩy các xu hướng thị trường đã có từ trước. Không những thế, COVID-19 khiến các doanh nghiệp bổ sung một số yếu tố vào nội bộ điều hành, các nhà cung cấp chính, hoạt động bán lại, thậm chí cách họ sẽ quản lý hàng hóa giảm giá trước đó.

Tất cả những điều này xảy ra khi các thương hiệu tiếp tục nỗ lực yêu cầu tăng quyền sở hữu đối với các kênh mà sản phẩm của họ được phân phối. Thông thường, sản phẩm thậm chí có mặt trên kệ của nhà bán lẻ giảm giá hoặc thị trường thương mại điện tử nhờ thị trường phi chính thức chứ không phải là kết quả của mối quan hệ người bán được ủy quyền.

Do tầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại điện tử như một kênh bán hàng cốt lõi, những nỗ lực của các thương hiệu nhằm thực hiện quyền kiểm soát nhiều hơn đối với mạng lưới người bán được quản lý cẩn thận.

Quản lý kênh phân phối

Song song, việc đẩy mạnh phân phối cả về công suất ban đầu và giá cả đang chứng tỏ là khía cạnh ưu tiên ngày càng quan trọng đối với các thương hiệu, vì khả năng kiểm soát doanh số bán hàng rất quan trọng đối với khả năng tối đa hóa tăng trưởng lợi nhuận, đặc biệt khi nói đến các kênh thương mại điện tử; bảo toàn tài sản thương hiệu; và ngăn chặn các xung đột thương mại điện tử gây thiệt hại với hoạt động kinh doanh truyền thống của công ty.

Thế nên, quản lý kênh phân phối là trụ cột đầu tiên trong bốn trụ cột của kiểm soát bán hàng trực tuyến, cùng với việc ngừng bán hàng trái phép; định giá và các hoạt động khuyến mại; cũng như bảo vệ thương hiệu. Và tất nhiên, tin tốt cho những người bán lẻ giám giá là việc xử lý hàng tồn kho- điều mà nhiều công ty đã phải vật lộn từ lâu.

Bài: Phong

Tham khảo: TFL