Theo
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na
uy, Latvia), các nước Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch, và Na Uy) là các nước không
trồng lúa gạo và phải nhập khẩu hoàn toàn gạo cho tiêu dùng và sản xuất.
Trong
năm 2021, các nước Bắc Âu nhập khẩu 136.471 tấn gạo, trị giá 169,75 triệu USD,
trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 5,52 triệu USD, tương đương với
5.646 tấn, với giá trung bình là 981 USD/tấn.
Hiện
nay, Việt Nam chỉ mới xuất khẩu gạo xay xát sang khu vực Bắc Âu. Tuy kim ngạch
xuất khẩu chưa nhiều, chỉ chiếm 3,3% thị phần nhập khẩu tại Bắc Âu, nhưng với tốc
độ tăng trưởng rất ấn tượng, trung bình 73%/năm trong giai đoạn 2017-2021.
Trước
năm 2019, Thụy Điển hầu như không nhập khẩu gạo Việt Nam. Từ năm 2019, với việc
vận động, xúc tiến thương mại mặt hàng gạo của Thương vụ để chuẩn bị đón đầu Hiệp
định EVFTA, kim ngạch nhập khẩu gạo của Thụy Điển từ Việt Nam đã có bước tăng
trưởng đáng kể, từ vài chục đến hơn 100.000 USD đã lên đến 2,79 triệu USD năm
2021.
Xuất
khẩu gạo Việt Nam sang Na Uy cũng tăng từ 1,8 triệu USD năm 2018 lên hơn 2,34
triệu USD năm 2021.
Nhập
khẩu gạo của Đan Mạch từ Việt Nam chưa nhiều, chỉ hơn 300 triệu USD/năm, từ mức
375.000 USD năm 2017 tăng lên 394.000 USD năm 2021.
Giữ
vững thị phần
Thương
vụ Việt Nam tại Thụy Điển chỉ rõ, các sản phẩm đặc biệt hấp dẫn đối với thị trường
châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng là gạo Ấn Độ hạt dài đã xát hoặc xay, chẳng
hạn như gạo Basmati.
Các
loại gạo thơm và gạo màu thường không được sản xuất ở châu Âu và được nhập khẩu
chủ yếu từ các nước châu Á. Việc nhập khẩu từ các nhà cung cấp ngoài châu Âu
ngày càng tăng do nhu cầu về các loại gạo này ngày càng tăng. Các điều kiện
thương mại thuận lợi giúp duy trì đà tăng trưởng này.
Hiện
nay, Basmati là loại gạo đặc sản phổ biến nhất. Loại gạo thơm này đã trở nên phổ
biến đối với rất nhiều người tiêu dùng châu Âu. Phần lớn lượng gạo lứt nhập khẩu
và tăng trưởng nhập khẩu là từ các giống basmati. Basmati chất lượng cao có thể
được bảo quản và ủ để có hương vị thơm ngon hơn trước khi bán ra thị trường.
“Một
cách khác để tạo sự khác biệt với các nhà cung cấp khác là thêm nhãn sản phẩm.
Các nhãn như hữu cơ và thương mại công bằng dễ nhận biết đối với người tiêu
dùng và có thể tăng thêm giá trị cho sản phẩm” – Thương vụ khuyến cáo.
Các
loại gạo đặc sản như gạo thơm basmati và jasmine, gạo risotto và gạo paella, và
ở một mức độ nào đó là gạo màu, hiện được mua bán thông qua các kênh chính thống.
Mức tiêu thụ của các giống cụ thể cao nhất ở các thị trường dân tộc (ví dụ gạo
Việt Nam thường hay được bán ở cửa hàng thực phẩm Á châu, hoặc cửa hàng thực phẩm
Việt Nam). Ricepedia nói rằng gạo đặc sản như các loại gạo thơm đã được giới
thiệu với sự xuất hiện của một số lượng lớn người nhập cư từ Đông Nam Á và đã
được công chúng phân biệt và sử dụng như một loại thực phẩm chính và dành cho
người sành ăn trong vài năm qua.
Thị
trường Bắc Âu nói riêng và EU nói chung là khu vực thị trường tiềm năng nhưng rất
khó tính và đòi hỏi cao về sản phẩm. Đơn cử, ngày 13/5/2022, EU đã ban hành Quy
định (EU) 2022/741 liên quan đến chương trình phối hợp kiểm soát nhiều năm của
Liên minh trong năm 2023, 2024 và 2025 để đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu vào EU
tuân thủ mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa và để đánh giá mức độ phơi
nhiễm của người tiêu dùng đối với dư lượng thuốc trừ sâu trên và trong thực phẩm
có nguồn gốc động vật, đồng thời bãi bỏ Quy định (EU) 2021/601.
Theo
đó, các quốc gia thành viên sẽ lấy và phân tích mẫu cho các tổ hợp thuốc trừ
sâu được nêu trong phụ lục I của Quy định. Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật
và động vật sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra là cam, táo, chuối, kiwi, bưởi,
hành tây, cà rốt, bông cải xanh, cải bắp, đậu, ớt, gạo xát vỏ, mỡ gia cầm, sữa
bò, trứng gà….
Hiện
nay, không chỉ EU mà các nước Bắc Âu không thuộc EU (như Na Uy, Iceland) đang
tăng cường các chương trình kiểm tra theo quy định này. Gạo là mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam vào thị trường Bắc Âu bị kiểm tra nhiều nhất theo chương trình
này. Trong đó, các chất Hexaconazole và Tricyclazole thường vượt ngưỡng trong sản
phẩm vi phạm.
Ngoài
việc kiểm tra tại cửa khẩu đối với các lô hàng mới, cơ quan an toàn thực phẩm của
các nước sẽ lấy mẫu kiểm tra trên thị trường với các lô hàng cũ (có lô hàng được
nhập khẩu từ đầu năm 2021). Nếu sản phẩm vi phạm dư lượng, doanh nghiệp nhập khẩu
và phân phối bắt buộc phải thông tin việc thu hồi rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng như báo, đài, Tivi. Tiếp theo, các mặt hàng tương tự của
doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối sẽ bị kiểm tra tại kho và doanh nghiệp xuất
khẩu mặt hàng này vào EU sẽ bị tăng tần suất kiểm tra tại cửa khẩu với các lô
hàng tiếp theo.
Việc
thu hồi sản phẩm vi phạm và đăng tin rộng rãi sẽ ảnh hưởng uy tín không chỉ của
doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu, mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu hàng Việt
Nam. Do đó, Thương vụ khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đến dư lượng
MRL trong sản phẩm gạo để hoạt động xuất khẩu không bị ảnh hưởng.
Để
hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng xuất khẩu cũng như
dần có vị trí vững chắc tại thị trường gạo khu vực Bắc Âu, Thương vụ Việt Nam tại
Thụy Điển đã biên soạn cuốn sách “Thị trường gạo Bắc Âu”, trong đó lần lượt giới
thiệu tổng quan về thị trường gạo của Bắc Âu, cũng như qui mô, xu hướng, phân
khúc thị trường, tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu, các kênh phân phối, các
qui định thị trường, thuận lợi, khó khăn, để từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với
doanh nghiệp.
Cuốn
sách này còn cung cấp danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu gạo để tạo điều kiện
cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu.