Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa công bố sơ nét về thị trường bất động sản TP HCM 11 tháng đầu năm 2024 và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường an toàn, phát triển bền vững.
Theo
HoREA, 11 tháng 2024 TP HCM chỉ có 4 dự án huy động vốn, giảm 75% so cùng kỳ
2023; tổng diện tích sàn xây dựng giảm trầm trọng từ 1,621 triệu m2 sàn giờ còn
hơn 189.000m2 sàn.
Tổng
giá trị vốn cần huy động cũng giảm 90% còn 15.142 tỉ đồng thay vì 156.000 tỉ đồng.
Về
căn hộ thì dự án cao cấp 11 tháng đầu năm 2024 có 1.611 căn, chiếm 100%, trong
khi căn hộ trung cấp và bình dân hoàn toàn không có căn hộ nào. Điều này cho thấy
sự báo động trong mô hình "kim tự tháp ngược".
Trong
khi từ đầu năm đến nay, chỉ có 1 dự án NƠXH được chấp thuận chủ trương đầu nhưng
vẫn chưa được cấp Giấy phép xây dựng; có 6 dự án NƠXH với 4.754 căn hộ đang triển
khai thi công cầm chừng do vướng mắc pháp lý, và 2 dự án với 1.512 căn đã hoàn
thành xây dựng nhưng chưa nghiệm thu.
Về
đầu tư phát triển nhà ở thương mại, giai đoạn 2015-2023 TP HCM chỉ có 138 dự án
được chấp thuận đầu tư, nhưng trên thực tế chỉ có 52 dự án đang triển khai thực
hiện có quy mô 342,58 ha với 41.637 căn nhà gồm 35.556 căn hộ và 6.081 nhà thấp
tầng.
Trong
khi đó, TP HCM lại có đến 86 dự án nhà ở thương mại đã ngưng thi công hoặc chưa
thi công (tồn kho) bao gồm 30 dự án đã ngưng thi công có quy mô sử dụng đất lên
đến 210,30 ha với 21.676 căn nhà; 56 dự án chưa thi công có quy mô sử dụng đất
là 754,08 ha với 32.375 căn nhà. Trong số 56 dự án chưa thi công, có dự án vẫn
còn đang giải phóng mặt bằng là dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng
xã hội Khu Trung tâm dân cư Tân Tạo - Khu A, phường Tân Tạo, quận Bình Tân có
quy mô diện tích đất rất lớn lên đến 329,96 ha.
Hiệp
hội nhận thấy 86 dự án tồn kho do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do vướng mắc pháp
lý. Với việc tồn kho lớn này đã dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực, dẫn đến tình trạng
cực kỳ lãng phí nguồn lực đất đai, vi phạm nguyên tắc "sử dụng đất tiết kiệm,
có hiệu quả" của Luật Đất đai.
Mà
với tổng số nhà ở của 86 dự án tồn kho lên đến 54.051 căn, gồm 46.986 căn hộ và
7.065 nhà thấp tầng, làm tăng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở và
tình trạng mất cân đối sản phẩm nhà ở dẫn đến tình trạng lệch pha về phân khúc
nhà ở cao cấp, thiếu nhà ở bình dân và là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá nhà
tăng liên tục trong nhiều năm qua vượt quá sức mua của người thu nhập trung
bình, thu nhập thấp trong xã hội.
Đồng
thời có 86 chủ đầu tư rơi vào tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan", bị mất
cơ hội kinh doanh, bị chôn vốn mà nguồn lực của doanh nghiệp cũng là nguồn lực
của nền kinh tế, của xã hội.
Do
vậy, Hiệp hội đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khẩn trương vào cuộc
tháo gỡ khó khăn để tái khởi động lại các dự án tồn kho này.
Theo
HoREA, có độ trễ để cho các luật, văn bản dưới luật vừa ban hành để khắc phục
các bất cập, trì trệ trong công tác thực thi pháp luật của một bộ phận cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước.
Có
độ trễ do quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng và triển khai thực hiện dự án bất
động sản, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội phải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn
nên mất nhiều thời gian…
Vì
vậy, HoREA kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Nghị quyết "Cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án
tại TP HCM, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hoà" để sớm giải quyết các dự
án bị "vướng mắc pháp lý" trong nhiều năm qua.
Đặc biệt, kiến nghị Chính phủ quan tâm đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ sau 2 năm được gia hạn với tổng giá trị khoảng 180.000 tỉ đồng, cao nhất trong 3 năm 2023-2025 để bảo đảm an toàn cho thị trường tài chính và hỗ trợ cho doanh nghiệp khó khăn nhưng có triển vọng phục hồi.
HoREA
cũng mong Bộ Tài nguyên Môi trường quan tâm chỉ đạo xây dựng "Bảng giá đất
lần đầu" theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và phù hợp với thực
tiễn của địa phương để áp dụng kể từ ngày 1-1-2026.
NLĐ