Dẫn nguồn tin trên tờ AP, Một quan chức hôm thứ 2, ngày 17/10/2022 cho biết, Hiện tại Trung Quốc đang có kế hoạch thúc đẩy sản xuất và gia tăng sản lượng khai thác than đến năm 2025 để tránh lặp lại tình trạng thiếu điện của năm ngoái. Kế hoạch được cho là sẽ tạo ra những trở ngại trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải carbon khu vực lớn nhất toàn cầu.


Theo đó mục tiêu sản lượng khai thác than hàng năm của Trung Quốc sẽ tăng lên ở mức 4,6 tỷ tấn vào năm 2025, tăng tăng 12% so với con số 4,1 tỷ tấn của năm ngoái - Phó giám đóc cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia Ren Jingdong cho biết trong một cuộc họp báo.

Kế hoạch này của Trung Quốc nhằm mục tiêu đảm bảo cung cấp điện đầy đủ cho nền kinh tế được dự báo đang giảm tốc độ tăng trưởng khi 6 tháng đầu năm nay tăng trưởng kinh tế mới chỉ đạt 2,2% tức là chưa đạt một nửa mức mục tiêu 5,5% đã đề ra.

Ông Ren Jingdong nhấn mạnh: “Bắc Kinh s phát huy hết khả năng vai trò của than và điện than. Đồng thời cho biết sẽ tăng cường mạnh mẽ việc thăm dò và phát triển dầu khí.”


Mặc dù tăng sản lượng khai thác than nhưng chính phủ Trung Quốc vẫn sẽ đầu tư lớn cho năng lượng gió và điện mặt trời.

Theo ông Ren cho biết, các nhà lãnh đạo đang cố gắng đảm bảo việc Trung Quốc sẽ đạt được các mục tiêu trong kế hoạch phát triển 5 năm tới của đảng cầm quyền về các nguồn nhiên liệu không hóa thạch để cung cấp 20% điện năng vào năm 2025 và 25% vào năm 2030. Trong đó bao gồm năng lượng điện gió, điện mặt trời, thủy điện, hạt nhân và địa nhiệt.

Ông Ren nói: “Trung Quốc sẽ xây dựng toàn diện một hệ thống cung cấp năng lượng sạch ”.

Một quan chức khác, ông Zhao Chenxin - Phó giám đốc cơ quan kế hoạch nội vụ, thuộc Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia, cho biết về các kế hoạch bao gồm xây dựng 450 triệu KW “năng lượng gió và năng lượng mặt trờiở sa mạc Gobi ở phía bắc Trung Quốc.

Bắc Kinh đã chi hàng chục tỷ đô la cho các trang trại năng lượng mặt trời và gió để giảm sự phụ thuộc vào dầu và khí đốt nhập khẩu và làm sạch các thành phố trước nguy cơ ô nhiễm.

Các khoản đầu tư vào năng lượng gió và điện mặt trời của Trung Quốc đã chiếm khoảng một nửa chi phí đầu tư toàn cầu vào 2 lĩnh vực trên trong năm 2020.

Các nhà chức trách Trung Quốc cũng cho biết họ đang nỗ lực để giảm lượng khí thải carbon trên một đơn vị sản lượng kinh tế. Chính phủ Trung Quốc đã báo cáo mức giảm 3,8% vào năm ngoái, cải thiện so với mức tăng 1% của năm 2020 nhưng giảm so với mức cắt giảm 5,1% vào năm 2017.

Theo Cục Thống kê Quốc gia nước này, tổng mức sử dụng năng lượng của năm ngoái đã tăng 5,2% so với năm 2020 sau khi nhu cầu toàn cầu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc hồi sinh đã thúc đẩy sự bùng nổ sản xuất.