Theo Mckinsey thống kê, thế giới đã trải qua mức giảm từ 35-48% cho chi tiêu du lịch năm 2021 so với 2019. Việt Nam, với việc đóng cửa biên giới quốc tế trong mười tháng, cũng không ngoại lệ.
Duyencasa Hòa An (Ảnh: Thế Phong)
Có thể nói, du lịch đóng góp tỷ trọng đáng kể vào GDP cả nước. Ngành du lịch
Việt Nam chủ yếu dựa vào du lịch quốc tế, đã giảm mạnh từ năm ngoái. Các chuyến
bay quốc tế giảm 80% từ tháng 10/2020 so với cùng thời điểm đó một năm trước.
Trong năm 2019, ngành du lịch chiếm 12% GDP cả nước, khách du lịch quốc tế chỉ
chiếm 17% tổng số khách du lịch ở Việt Nam, nhưng chiếm hơn một nửa tổng chi
tiêu du lịch - trung bình 673 đô- la cho mỗi khách du lịch quốc tế so với 61
đô- la chi tiêu trung bình của khách du lịch trong nước.
Tỷ lệ bao phủ vắc- xin của Việt Nam hiện nằm trong top các nước trên thế giới.
Ngày 15/3, Việt Nam cho phép mở cửa trở lại đón khách du lịch quốc tế, các hãng
hàng không cũng đã mở lại các đường bay thương mại quốc tế đến 20 quốc gia và
vùng lãnh thổ.
Cục Hàng không Việt Nam dự báo, ở kịch bản trung bình, thị trường hàng không Việt Nam sẽ đón 42-43 triệu lượt khách vào năm 2022, tương đương 50% so với 2019. Ông Bùi Minh Đăng, Phó Trưởng phòng Vận tải Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, cho biết con số này vẫn khá ấn tượng nếu so sánh trong hai năm trở lại đây. Với 43 triệu lượt khách sẽ có khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, trong đó 6 triệu lượt là khách du lịch.
Alma Resort Cam Ranh (Ảnh: Thế Phong)
Tuy nhiên, khách quốc tế đến Việt Nam vẫn còn khá ít do tâm lý lo ngoại các
biến thể mới phát triển. Nền kinh tế đang dựa vào du lịch nội địa để thúc đẩy sự
trở lại. Theo dự kiến, nhu cầu du lịch nội địa ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng
nhanh do chi tiêu trong nước ngày càng tăng - những người chưa thể đi du lịch
nước ngoài đang chuyển hướng đi trong nước.
Ngoài ra, nhằm cạnh tranh kinh doanh và kích cầu, nhiều công ty lữ hành,
các resort cao cấp, được mệnh danh là thiên đường nghỉ dưỡng theo triết lý hòa
trộn “Wellness” bao gồm: sự lành mạnh về thể chất; sự lành mạnh xúc cảm; sự
lành mạnh trong quan hệ; tinh thần; và sự lành mạnh tri thức. Một số điểm đến
đã đạt được các tiêu chuẩn kể trên như: Đảo ngọc Phú Quốc, Cam Ranh, Nha Trang,
Quy Nhơn,… cũng đưa ra hướng giảm giá. Song, đây chỉ là chiến lược trong ngắn hạn.
Bởi đó không phải là xu hướng bền vững của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp
không khói này. Tuy nhiên, nghịch lý của việc giảm giá là cần thiết trong bối cảnh
nguồn cầu cạn kiệt. Theo cách này, các công ty cũng có thể tìm kiếm cơ hội để kết
hợp các sản phẩm, bán thêm - bán chéo, đa dạng nguồn doanh thu, nâng cao giá cả,
chất lượng sản phẩm.
Khi nhu cầu tăng lên, sự tự tin tăng lên, các nhà khai thác sẽ có xu hướng chuyển sang mô hình định giá năng động hơn. Căn cứ theo các chỉ số như: công suất khách sạn, số lượng hành khách đi lại bằng hàng không,; cách doanh nghiệp phát triển để đạt được mức trước đại dịch. Điều đó sẽ mang đến cơ hội cho các công ty tinh chỉnh cơ chế giá tối ưu.
Hà Giang (Ảnh: Thế Phong)
Song song, các dự án quy mô vừa và nhỏ và các thành phố cung cấp các dịch vụ
chuyên biệt như: du lịch thể thao, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch văn hóa –
di sản, nghề thủ công và làng cổ. Thậm chí du lịch nông nghiệp vẫn là xu hướng
hàng đầu được du khách quốc tế tìm kiếm. Việt Nam có vị trí thuận lợi để tận dụng
những nhu cầu này.
Thêm vào đó, việc người tiêu dùng sử dụng các nền tảng kỹ thuật số để đặt
vé, phòng lưu trú ngày càng tăng. Theo Skift, năm 2018, hoạt động du lịch trực
tuyến chiếm 19% tổng số tour du lịch và quy mô thị trường hoạt động. Và đại dịch
đã làm cho việc áp dụng các nền tảng kỹ thuật số trở nên cần thiết hơn, có thể
mang lại cơ hội tăng cường thâm nhập thị trường.
Nhìn chung, ngành du lịch tại Việt Nam năm 2022 có thể tìm cách đẩy nhanh sự
phục hồi bằng cách nắm bắt các cơ hội tăng trưởng mới nổi trong nước. Riêng mô
hình định giá và chức năng quản lý doanh thu sẽ cần phải xem xét kỹ lưỡng. Phân
khúc khách du lịch sẽ không giống nhau trong một thời gian dài, các mối quan
tâm về sức khỏe đóng vai trò ảnh hưởng nhiều hơn đến việc đưa ra quyết định; và
nhu cầu vẫn biến động đáng kể.
Một tín hiệu đáng mừng khác chính là việc Hiệp hội Du lịch Việt Nam và truyền
thông đang tích cực hợp tác, từng bước xây dựng niềm tin với du khách quốc tế.
Việt Nma sẽ được quảng bá với hình ảnh là một quốc gia đã và đang kiểm soát được
dịch bệnh sau chặng đường hai năm đối mặt với Covid-19.
Thế Phong
Hahalolo