Pin thể rắn loại bỏ chất điện phân lỏng
được sử dụng trong pin lithium-ion thông thường. TDK (Tokyo Denki Kagaku) và một
số công ty công nghệ Nhật khác đã đưa pin thể rắn thu nhỏ vào thị trường, nhưng
pin thể rắn dành cho xe điện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Dự kiến, pin thể rắn sẽ giúp tăng gấp
đôi quãng đường lái xe và chỉ mất một phần ba thời gian để sạc lại. Loại Pin này cũng được
biết là có tác dụng giảm nguy cơ hỏa hoạn.
Một trở ngại lớn mà pin thể rắn đang phải
đối mặt là giá thành sản xuất tương đối cao. Theo một số ước tính, pin thể rắn
đắt hơn bốn lần so với pin lithium-ion thông thường.
Trong một khảo sát giữa Nikkei và Tokyo
Patent Result hợp tác để nghiên cứu các đơn đăng ký bằng sáng chế pin thể rắn
được đệ trình lên Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, các đơn đăng ký nộp từ năm
2000 đến cuối tháng 3 năm nay từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Toyota dẫn đầu với 1.331 bằng sáng chế
được đăng ký trong khi Panasonic Holdings đứng thứ hai với 445 bằng sáng chế.
Idemitsu Kosan nắm giữ 272 bằng sáng chế, Như vậy ba vị trí hàng đầu trong lĩnh
vực này đều thuộc về các công ty Nhật Bản.
Vị trí thứ tư thuộc về công ty Hàn
Quoosc Samsung Electronics.
Toyota đã nghiên cứu về pin thể rắn từ
những năm 1990. Công ty nắm giữ bằng sáng chế trong một loạt các ứng dụng, bao
gồm cấu trúc pin, vật liệu và quy trình sản xuất.
Vào năm 2020, Toyota đã lần đầu tiên
phát triển một mẫu xe thử nghiệm chạy bằng loại pin thể rắn, cũng vào năm này
Hãng cùng với Panasonic thành lập liên doanh pin EV và cả hai công ty đang hợp
tác để nghiên cứu và phát triển công nghệ thể rắn.
Idemitsu, một trong những công ty lọc
dầu lớn nhất Nhật Bản, có bằng sáng chế chủ yếu về vật liệu kim loại cho pin thể
rắn.
Trong khi các công ty Nhật Bản trong
lĩnh vực này miệt mài nghiên cứu thì các đối thủ bên ngoài của họ như nhiều
công ty công nghệ Hàn Quốc dường như cũng không đứng ngoài cuộc chơi.
Từ năm 2016 đến năm 2020, Toyota đã
tăng khoảng 40% số lượng các bằng sáng chế mà mình sở hữu thì cùng khoảng thời
gian đó, Samsung đã tăng gấp đôi số bằng sáng chế của mình, trong khi LG Chem
tăng gấp ba lần số lượng bằng sáng chế của mình.
Các công ty Hàn Quốc sở hữu nhiều bằng
sáng chế liên quan trực tiếp đến hiệu suất chẳng hạn như tuổi thọ của pin.
Tập đoàn Sony là công ty đầu tiên
thương mại hóa pin lithium-ion có thể sạc lại vào năm 1991. Các tập đoàn Nhật Bản
đã tiếp tục chứng tỏ sức mạnh của mình trong lĩnh vực pin EV. Năm 2018,
Panasonic chiếm thị phần toàn cầu lớn nhất trong danh mục đó, theo công ty phân
tích thị trường Techno Systems Research ở Tokyo.
Nhưng trong những năm gần đây, các
công ty Trung Quốc được chính phủ hậu thuẫn cũng đã đầu tư rất nhiều vào pin xe
điện, làm suy yếu sức ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh Nhật Bản. Năm ngoái,
Panasonic trượt xuống vị trí thứ ba về thị phần.
Theo chia sẻ, Toyota sẽ tung ra một
loại xe hybrid được trang bị pin thể rắn trong nửa đầu thập kỷ này. Nissan
Motor và Honda Motor có kế hoạch phát hành xe điện chạy bằng pin thể rắn vào nửa
cuối những năm 2020. Các nhà sản xuất ô tô không phải của Nhật Bản như
Volkswagen cũng có kế hoạch tung ra các mẫu xe sử dụng pin thể rắn.
Theo Nikkei