FAO được thành lập ngày 16/10/1945, hiện có 192 nước thành viên. Kể từ khi FAO thiết lập quan hệ với Việt Nam và mở văn phòng đại diện tại Hà Nội từ năm 1978, quan hệ giữa Việt Nam và FAO phát triển tốt đẹp.
Hiện nay,
Việt Nam và FAO đang phối hợp triển khai Khung chương trình hợp tác giai đoạn
2022-2026, tập trung vào 4 trụ cột, gồm: (i) sản xuất tốt hơn; (ii) dinh dưỡng
tốt hơn; (iii) môi trường tốt hơn và; (iv) cuộc sống tốt hơn thông qua 16 dự án
với tổng kinh phí gần 30 triệu USD.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Khuất Đông Ngọc, Tổng Giám đốc Tổ chức
Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) đang thăm và làm việc tại Việt
Nam
Tổng Giám
đốc FAO đang có chuyến thăm nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam
trong lĩnh vực nông nghiệp, lương thực thực phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển
nông thôn trong bối cảnh mới về thương mại toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Phát biểu
tại cuộc tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Việt Nam đánh giá cao quan hệ
hợp tác với FAO trong suốt những năm qua, cả trong giai đoạn rất khó khăn trước
đây và trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay, nhất là trong thúc đẩy
phát triển nông nghiệp, nông thôn và chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền
vững.
Thủ tướng
đặc biệt cám ơn FAO đã huy động nguồn lực hỗ trợ khẩn cấp (trị giá 1,9 triệu
USD), kịp thời giúp người dân Việt Nam phục hồi sau cơn bão Yagi vào tháng
9/2024; tin tưởng quan hệ hợp tác giữa FAO và Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển.
Trên bình diện quốc tế, Thủ tướng chúc mừng và đánh giá cao FAO về những thành tựu, đóng góp quan trọng với tư cách là diễn đàn quốc tế quan trọng, nguồn tri thức, tư vấn và nguồn huy động, cung cấp tài chính hàng đầu trong lĩnh vực lương thực và nông nghiệp, có nhiều sáng kiến phù hợp với lợi ích của các nước đang phát triển.
Thủ tướng
cho biết, năm 2024, dù tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chỉ còn khoảng 11%, song
ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng và là trụ đỡ
của nền kinh tế, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, góp phần ổn định xã hội
và sinh kế cho người dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại
phía sau.
Việt Nam
cũng luôn tích cực tham gia nhiều sáng kiến, các nỗ lực quốc tế nhằm góp phần bảo
đảm an ninh lương thực trên toàn cầu, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.
Dẫn câu nói "Một miếng khi đói bằng một gói khi no" của người Việt
Nam, Thủ tướng cho biết Việt Nam luôn trân trọng sự giúp đỡ của cộng đồng quốc
tế trong những lúc khó khăn và nay Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cho
an ninh lương thực thế giới, đặc biệt là tăng cường xuất khẩu gạo khi một số nước
hạn chế xuất khẩu gạo trong lúc chuỗi cung ứng đứt gãy.
Hiện Việt
Nam đang triển khai một số chương trình, đề án lớn, như "Kế hoạch hành động
quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền
vững ở Việt Nam đến năm 2030"; Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha
lúa gạo chất lượng cao, giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến
năm 2030".
Để tăng cường
hợp tác giữa hai bên, Thủ tướng đề nghị FAO tiếp tục hỗ trợ, ủng hộ Việt Nam
trong quá quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển xanh, bền vững, thông minh, ứng phó biến đổi khí hậu;
công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, phát triển nông thôn xanh, sạch, đẹp; đẩy
mạnh chuyển đổi số…
Việt Nam sẽ
hợp tác cùng FAO tổ chức tốt chương trình kỷ niệm 80 năm thành lập FAO trong
năm 2025 cũng như các chương trình hợp tác quốc tế, như chia sẻ kinh nghiệm với
các nước châu Phi trong khai thác tiềm năng đất đai, xóa đói, giảm nghèo.
Tổng Giám đốc FAO Khuất Đông Ngọc khẳng định Việt Nam là một hình mẫu,
có những thành tựu, bài học rất đáng quý mà nhiều nước rất ngưỡng mộ và muốn
tham khảo; FAO luôn ủng hộ các sáng kiến của Việt Nam trong nông nghiệp bền vững,
xanh
Về phần mình, Tổng Giám đốc FAO Khuất Đông Ngọc đánh giá cao thành tựu phát triển của Việt Nam và trong xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân, phát triển nông nghiệp, mà điển hình là triển khai rất thành công Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, nhất là gạo, trái cây…
Ông tin rằng
Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trước hết là trong năm 2025 và có thể
tăng gấp đôi quy mô GDP trong những năm tới, trên đường trở thành nước có thu
nhập cao, mang lại cuộc sống ngày càng phồn vinh, hạnh phúc cho nhân dân.
Tổng Giám
đốc khẳng định Việt Nam là một hình mẫu, có những thành tựu, bài học rất đáng
quý mà nhiều nước rất ngưỡng mộ và muốn tham khảo; FAO luôn ủng hộ các sáng kiến
của Việt Nam trong nông nghiệp bền vững, xanh, như chương trình 1 triệu ha lúa
chất lượng cao, phát thải thấp.
Ông Khuất
Đông Ngọc đánh giá, dù có quỹ đất không nhiều, song Việt Nam đang ở vị trí lịch
sử, có những điều kiện mà không quốc gia nào có được để chuyển đổi nông nghiệp,
lương thực bền vững, bao trùm hơn, hiệu quả hơn, có sức chống chịu tốt hơn,
đóng góp nhiều hơn cho thế giới, khi nông dân Việt Nam đang trong độ tuổi tương
đối trẻ và có sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước.
Tổng Giám
đốc Khuất Đông Ngọc đề nghị Việt Nam tiếp tục tăng cường hợp tác với FAO, đặc
biệt là phát huy vai trò quan trọng trong phối hợp triển khai có kết quả các
chương trình hợp tác 3 bên FAO-Việt Nam-các nước châu Phi, hợp tác Nam-Nam, góp
phần phát triển, chuyển đổi nông nghiệp, lương thực bền vững trên thế giới.
Theo BCP