Ngày 21/7, trong chương trình công tác tại ĐBSCL, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, động viên đội ngũ cán bộ, công nhân, người lao động trên công trường 2 dự án cao tốc trọng điểm, yêu cầu phấn đấu hoàn thành, thông tuyến dự án thành phần 1 tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và dự án thành phần 1 tuyến Cao Lãnh - An Hữu vào 19/12/2025.
Cùng đi với
Thủ tướng có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn
Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong; lãnh đạo các bộ, ngành, địa
phương.
Thủ tướng tặng quà động viên đội ngũ cán bộ, công nhân, người lao động
trên công trường dự án
Buổi sáng,
Thủ tướng kiểm tra tiến độ dự án thành phần 1 tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ
- Sóc Trăng tại điểm đầu tuyến (thuộc xã Châu Đốc, tỉnh An Giang).
Chiều cùng
ngày, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Thủ tướng kiểm tra tiến độ dự án thành phần
1 tuyến cao tốc Cao Lãnh – An Hữu tại nút giao giữa dự án thành phần 1 với dự
án thành phần 2.
Trên công trường, Thủ tướng biểu dương cấp ủy, chính quyền, nhân dân tỉnh
An Giang đã nỗ lực giải quyết các khó khăn, vướng mắc và triển khai dự án thành
phần 1 vượt tiến độ
Cùng với
yêu cầu tiến độ, Thủ tướng nêu rõ phải bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật,
an toàn và vệ sinh môi trường cho các dự án; "nếu cần gì, thiếu gì phải
báo cáo ngay".
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 dài 188,2 km, quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư 44.691 tỷ đồng; tiến độ yêu cầu cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.
Dự án được
chia thành 4 dự án thành phần, trong đó UBND tỉnh An Giang làm cơ quan chủ quản
dự án thành phần 1, dài 57 km, tổng mức đầu tư 13.526 tỷ đồng. UBND TP. Cần Thơ
làm cơ quan chủ quản dự án thành phần 2 (qua TP. Cần Thơ cũ) dài 37,4 km, tổng
mức đầu tư 9.725 tỷ đồng; dự án thành phần 3 (qua tỉnh Hậu Giang cũ), dài 36,7
km, tổng mức đầu tư 9.601 tỷ đồng; dự án thành phần 4 (qua tỉnh Sóc Trăng cũ),
dài khoảng 58,4 km, tổng mức đầu tư 11.961 tỷ đồng.
Dự án cao
tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng được Thủ tướng Chính phủ đến thăm, kiểm tra,
chủ trì họp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc 7 lần; lần gần đây nhất khi Thủ tướng
Chính phủ chủ trì Hội nghị ngày 13/7/2025 tại Cần Thơ về tiến độ triển khai các
dự án giao thông trọng điểm vùng ĐBSCL.
Bộ Xây dựng,
các địa phương đã nỗ lực, tập trung tháo gỡ vướng mắc về nguồn vật liệu, thực
hiện các giải pháp kỹ thuật để rút ngắn tiến độ thi công, phấn đấu hoàn thành
toàn dự án vào tháng 7/2026 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Riêng với
dự án thành phần 1, hiện không có vướng mắc; công tác giải phóng mặt bằng đã
hoàn thành; nguồn vật liệu đã được bảo đảm; dự án đang vượt tiến độ và không có
vướng mắc phát sinh.
Trên công
trường, Thủ tướng biểu dương cấp ủy, chính quyền, nhân dân tỉnh An Giang đã nỗ
lực giải quyết các khó khăn, vướng mắc và triển khai dự án thành phần 1 vượt tiến
độ; biểu dương Ban Quản lý dự án và đặc biệt là các nhà thầu thi công (trong đó
có Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn) đã thực hiện đúng tinh thần của Thủ tướng,
nỗ lực thi công 3 ca 4 kíp, xuyên ngày nghỉ, xuyên ngày lễ, vượt nắng, thắng
mưa… để đẩy nhanh tiến độ. Tổng Công ty Trường Sơn cho biết, hiện công trường
có 19 mũi thi công với khoảng 240 cán bộ, công nhân, 116 đầu xe máy các loại.
Có tiến độ
hoàn thành tháng 6/2026, song dự án thành phần 1 có điều kiện thuận lợi nhất
trong 4 dự án thành phần của tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, nhất
là khi tỉnh An Giang chủ động được nguồn vật liệt cát, sỏi, đá. Vì vậy, Thủ tướng
chỉ đạo cần đẩy nhanh tiến độ hơn nữa, phấn đấu hoàn thành dự án chậm nhất vào
19/12/2025.
Thủ tướng
Phạm Minh Chính cũng chấp thuận chủ trương đầu tư 2 tuyến đường lên cửa khẩu quốc
tế Tịnh Biên và cửa khẩu Khánh Bình của An Giang đấu nối với điểm đầu cao tốc
Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; giao Bộ Tài chính cân đối nguồn vốn để hỗ trợ tỉnh
triển khai.
Thủ tướng đề nghị các cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương tiếp tục
hỗ trợ các cán bộ, kỹ sư, công nhân trên công trường cả về vật chất và tinh thần
Thủ tướng
đề nghị các cấp ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang tiếp tục hỗ trợ các
cán bộ, kỹ sư, công nhân trên công trường cả về vật chất và tinh thần,
"không để các công nhân, kỹ sư cô đơn trên công trường".
Dự án đường
bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1 dài 27,43 km, gồm 2 dự án thành phần;
tổng mức đầu tư 7.496 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; quy mô giai đoạn
phân kỳ 4 làn xe chiều rộng 17 m, quy mô giai đoạn hoàn chỉnh 4 làn xe cao tốc.
Trong đó,
dự án thành phần 1 dài khoảng 16 km, vốn 3.640 tỷ đồng, do UBND tỉnh Đồng Tháp
làm chủ đầu tư, khởi công từ tháng 6/2023, kế hoạch hoàn thành năm 2026. Dự án
thành phần 2 dài hơn 11 km, vốn 3.856 tỷ đồng, do UBND tỉnh Tiền Giang (cũ) làm
chủ đầu tư, khởi công ngày 12/8/2024, kế hoạch hoàn thành năm 2027.
Thủ tướng
Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có 5 lần trực tiếp kiểm tra và nhiều lần
họp chỉ đạo các địa phương quyết liệt, tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc
cho dự án.
Trên công
trường, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tiếp tục rút ngắn tiến độ, phấn đấu
hoàn thành, thông tuyến dự án thành phần 1 dự án Cao Lãnh – An Hữu vào
19/12/2025 và dự án thành phần 2 vào 30/4/2026. Đồng thời, cần đầu tư hoàn chỉnh
luôn 4 làn xe cao tốc, chứ không chỉ 4 làn hạn chế như hiện nay.
Về nguồn vốn
để phục vụ khối lượng công việc do dự án hoàn thành trước kế hoạch, Bộ Tài
chính sớm hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền để bố trí cho dự án; đồng
thời, các cơ quan liên quan không để tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Thủ tướng
cũng yêu cầu các địa phương có mỏ đá trong khu vực (như An Giang) điều chỉnh
quy mô khai thác, ưu tiên nguồn vật liệu cung ứng đủ cho dự án; các nhà thầu
tăng cường nhân công, máy móc thiết bị, làm "3 ca 4 kíp" để đẩy nhanh
tiến độ thi công…
Theo BCP