Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, bao gồm các lệnh cấm xuất khẩu công nghệ và
thuế quan mới, sẽ tiếp tục định hình chuỗi cung ứng và động lực thị trường. Việc
Trung Quốc điều tra các khoản trợ cấp chip của Mỹ như một phản ứng với cạnh
tranh không công bằng có thể làm thay đổi chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu và mô
hình định giá.
Doanh thu tăng trưởng, lợi nhuận
lao dốc
Theo báo cáo thường niên được nộp lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông vừa
qua, SMIC – nhà máy đúc chip lớn nhất Trung Quốc – cho biết doanh thu năm 2024
đạt mức cao kỷ lục 8 tỷ USD, tăng 27% so với năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận
ròng lại giảm mạnh 45,4%, chỉ còn 493 triệu USD. Cổ phiếu của SMIC trên sàn Hồng
Kông đã giảm 3,4% ngay sau phiên báo cáo, phản ánh sự lo ngại của nhà đầu tư về
triển vọng lợi nhuận.
Trong khi đó, Hua Hong Semiconductor – nhà máy đúc chip lớn thứ hai của
Trung Quốc – ghi nhận doanh thu năm 2024 giảm 12,3% xuống còn 2 tỷ USD, lợi nhuận
ròng lao dốc 79,2% xuống còn 58 triệu USD. Cổ phiếu của Hua Hong cũng mất 3,3%
trong phiên sáng cùng ngày. Sự sụt giảm này cho thấy áp lực cạnh tranh khốc liệt
trong thị trường nội địa và những khó khăn mà các công ty Trung Quốc đang phải
đối mặt khi bị hạn chế tiếp cận công nghệ tiên tiến do các biện pháp kiểm soát
xuất khẩu của Mỹ.
Ngược lại, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) – nhà máy đúc chip hàng đầu thế giới – báo cáo lợi nhuận ròng năm 2024 tăng gần 40%, đạt mức cao kỷ lục 35 tỷ USD, gấp hơn 70 lần lợi nhuận của SMIC, dù doanh thu của TSMC chỉ cao hơn SMIC khoảng 12 lần. Điều này cho thấy sự chênh lệch rõ rệt về hiệu quả sản xuất và khả năng sinh lời giữa các nhà máy Trung Quốc và đối thủ quốc tế.
Thách thức từ cạnh tranh nội địa
và hạn chế công nghệ
Theo South China Morning Post, thực tế suy giảm lợi nhuận của SMIC và Hua
Hong phản ánh áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng trong lĩnh vực sản xuất chip
tại Trung Quốc đại lục.
Trong khi SMIC đạt được doanh thu kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ các lĩnh vực
như điện tử tiêu dùng (chiếm 38% doanh thu wafer), điện thoại thông minh và máy
tính, chi phí sản xuất cao và sự phụ thuộc vào thiết bị thế hệ cũ đã làm xói
mòn lợi nhuận.
Báo cáo của SMIC cảnh báo về nguy cơ gián đoạn nguồn cung nguyên liệu sản
xuất, bao gồm hạn chế tiếp cận thiết bị, phần mềm và dịch vụ hỗ trợ, đặc biệt nếu
căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang với các biện pháp hạn chế nhập khẩu,
xuất khẩu hoặc thuế quan mới.
SMIC cũng đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào thị trường nội địa, với 85%
doanh thu năm 2024 đến từ Trung Quốc (tăng từ 80% năm 2023), trong khi tỷ trọng
doanh thu từ Mỹ giảm từ 16% xuống 12%. Điều này cho thấy chiến lược chuyển hướng
sang tự cung tự cấp của Trung Quốc, nhưng cũng làm nổi bật sự phụ thuộc vào nhu
cầu trong nước khi các thị trường quốc tế thu hẹp do lệnh cấm vận.
Trong khi đó, TSMC tiếp tục là hy vọng lớn nhất của Trung Quốc để sản xuất
chip tiên tiến. Tuy nhiên, với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu từ Mỹ, SMIC
khó có thể tiến lên các nút công nghệ tiên tiến hơn (advanced nodes) để cạnh
tranh trực tiếp với TSMC. Theo báo cáo từ WccfTech, SMIC dự kiến hoàn thành
phát triển chip 5 nm trong năm nay, nhưng phân tích của KIWOOM Securities (Hàn
Quốc) cho thấy chi phí sản xuất có thể cao hơn 50% so với TSMC do phải sử dụng
thiết bị thế hệ cũ.
Theo dự báo, chi tiêu cho thiết bị bán dẫn tại Trung Quốc sẽ giảm xuống 38
tỷ USD vào năm 2025, giảm 24% từ mức 50 tỷ USD trong năm 2024. Đây là lần suy
giảm đầu tiên kể từ năm 2021, phản ánh tình trạng dư thừa công suất và những hạn
chế trong sản xuất chip tiên tiến do các yếu tố địa chính trị. Điều này có thể
làm chậm quá trình nâng cấp công nghệ của SMIC và Hua Hong.
tttvne