Tata là 1 trong số những tập đoàn tư nhân lớn và lâu đời nhất tại Ấn Độ. Được thành lập từ năm 1868, đến nay, tập đoàn này bao gồm rất nhiều công ty con, với doanh thu hàng năm đạt hơn 100 tỷ đôla. Tata kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực từ thép, ô tô và xe tải, hóa chất đến tư vấn công nghệ thông tin, bán lẻ và khách sạn.

Trong bài phỏng vấn mới đây với tờ Nikkei, chủ tịch Tata Sons - Natarajan Chandrasekaran chia sẻ rằng tập đoàn của ông sẽ bắt đầu sản xuất chất bán dẫn tại Ấn Độ trong vòng vài năm tới đây, một động thái mà theo vị CEO cho biết sẽ đưa quốc gia Nam Á này trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu.

Tiết lộ với Nikkei, chủ tịch Natarajan Chandrasekaran cũng cho hay, tập đoàn Tata cũng lên kế hoạch thành lập các doanh nghiệp mới trong các lĩnh vực mới nổi như xe điện: “Chúng tôi đã tạo ra Tata Electronics, theo đó chúng tôi sẽ thành lập doanh nghiệp thử nghiệm, sản xuất và đóng gói chất bán dẫn,” ông Chandrasekaran đề cập đến đơn vị sản xuất linh kiện điện tử mà Tata đã thành lập vào năm 2020. Vị chủ tịch nhấn mạnh: “Có thể sẽ rất khó để tin rằng 1 cty chưa có nhiều kinh nghiệm có thể tự mình khởi động 1 doanh nghiệp sản xuất chíp bán dẫn, vì vậy chúng tôi sẽ hợp tác với nhiều “người chơi” hơn”.

Những nhà sản xuất quy mô đến từ Mỹ, Nhật, hay Đài Loan hoặc Hàn Quốc đều có tiềm năng trở thành những đối tác của Tata.

Chủ tịch Chandrasekaran chia sẻ thêm: “Tata sẽ xem xét khả năng tung ra một nền tảng chế tạo chip thượng nguồn.”.

Việc Tata chuyển sang sản xuất chip sẽ tạo ra một bước đột phá mới cho Ấn Độ, nơi được cho là chưa có sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn trong khi ngành công nghiệp phần mềm tại quốc gia này tương đối khởi sắc và thị trường điện thoại thông hay xe điện cũng đang phát triển với tốc độ cao.

Ngoài ra  những yếu tố được xem là động lực ngày càng tăng để đa dạng hóa chuỗi cung ứng chip, hiện đang tập trung ở khu vực Đông và Đông Nam Á, sau khi tình trạng thiếu chip toàn cầu diễn ra. Cuộc chiến công nghệ liên quan đến chíp bán dẫn giữa Mỹ và Trung Quốc dường như cũng đang hối thúc các nhà sản xuất chíp lớn trên toàn cầu tìm kiếm các địa điểm sản xuất mới nhằm đa dạng chuỗi cung ứng hơn, và điều đó có thể mở ra cơ hội cho Ấn Độ nổi lên như một địa điểm tiên phong. Tata dường như đã quyết định rằng đây là thời điểm thích hợp để tham gia thị trường.

Theo chủ tịch Chandrasekaran lý giải, Tâp đoàn của ông đang thúc đẩy chiến lược “sẵn sàng cho tương lai”, trong đó các mảng kinh doanh hiện có thuộc Tata, từ thép đến vũ khí có thể sớm thích ứng với những thách thức mới, chẳng hạn như số hóa và biến đổi khí hậu.

Không bỏ lỡ và nỗ lực nhằm đạt được tham vọng kể trên, vị chủ tịch tiết lộ rằng toàn bộ tập đoàn của ông đã có kế hoạch đầu tư 90 tỷ đô la trong vòng 5 năm tới cho lĩnh vực bán dẫn, đồng thời sẽ bắt đầu triển khai các hoạt động kinh doanh như xe điện, pin EV và cả năng lượng tái tạo một cách sớm nhất.