Mới đây,
Tailg chính thức đưa nhà máy toàn cầu thứ 10 của mình tại Việt Nam đi vào hoạt
động. Nhà máy được đặt tại tỉnh Hưng Yên trên diện tích 40.000 mét vuông, công
suất thiết kế hàng năm là 350.000 xe, trở thành nguồn cung cấp sản phẩm cho thị
trường nước ngoài trọng yếu của hãng.
Tailg là
doanh nghiệp có trụ sở chính tại thành phố Thẩm Quyến, Trung Quốc được thành lập
từ năm 2003 với chuyên môn về các loại xe điện hai và ba bánh cùng nhiều dịch vụ
liên quan như sạc và đổi pin.
Tới thời
điểm hiện tại, công ty sở hữu trên 35.000 cửa hàng với sản phẩm xuất khẩu qua gần
100 quốc gia, 10 nhà máy sản xuất – trong đó mới nhất là công xưởng tại Việt
Nam - với công suất toàn cầu là 15 triệu xe mỗi năm. Nhờ tập trung mạnh mẽ vào
nghiên cứu và phát triển mà doanh nghiệp hiện sở hữu hơn 1000 bằng sáng chế.
Công ty
này là đối tác với các doanh nghiệp lớn như Huawei, Emart, Zero Motorcycles…
Một vài con số ấn tượng về Taigl ở thời điểm hiện tại (Ảnh: Taigl)
Các sản phẩm
của Tailg đa dạng từ xe máy điện, xe đạp điện, xe ba bánh điện tới scooter điện,
đáp ứng được nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng. Những sản phẩm này được
trang bị nhiều công nghệ độc đáo từ Tailg.
Một trong
số đó là công nghệ pin siêu natri (super – sodium) hỗ trợ tầm hoạt động rộng
(115 km với tốc độ 25 km/h), độ bền cao (2000 chu kỳ), khả năng chịu lạnh cao
và không thấm nước. Đây là sản phẩm được tạo nên từ sự kết hợp giữa Tailg và
Super Sodium New Energy.
Taigl giới thiệu xe điện và pin Natri của mình (Ảnh: Taigl)
Khởi đầu từ
thị trường Trung Quốc, Tailg dần dần bước sang các thị trường quốc tế nhằm mở rộng
tầm ảnh hưởng. Tuy nhiên họ đã gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt ở thị trường Mỹ
với hàng loạt loại thuế được điều chỉnh tăng cao.
Mới nhất,
chính quyền của tổng thống Joe Biden đã tăng thuế nhập khẩu xe điện lên 100% với
các hãng sản xuất sản phẩm này tại Trung Quốc.
Tại châu
Âu, Uỷ ban châu Âu đã từng khởi xướng một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với
các sản phẩm xe đạp điện Trung Quốc năm 2017. Gần đây, liên minh này cũng dự kiến
sẽ áp mức thuế cao với những sản phẩm xe điện tới từ đất nước đông dân nhất thế
giới, khiến Tailg gặp nhiều khó khăn hơn trong tương lai. Chính vì vậy, doanh
nghiệp này đang có những bước tiến sang khu vực Đông Nam Á cũng như củng cố vị
thế trong nước.
Tailg đã
tích cực đầu tư vào khu vực Đông Nam Á từ đầu năm 2024 đến nay, với việc mở nhà
máy tại Indonesia và Việt Nam, cũng như kết nối với hơn 400 cửa hàng tại
Campuchia để phân phối sản phẩm vào hồi tháng 5, cho thấy quyết tâm mở rộng thị
trường ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Trước đó,
Tailg đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2022 thông qua Dự án thí điểm xe điện hai
bánh vào cuối năm này, với tư cách là đối tác của Liên hợp quốc.
Dự án của Tailg tại Việt Nam năm 2022 (Ảnh: Tailg)
Nhà máy mới
tại Hưng Yên được đánh giá sẽ giúp Tailg mở rộng tầm ảnh hưởng tại Việt Nam
cũng như đặt nền móng cho việc xuất hiện tại những nước khác trong khu vực Đông
Nam Á, từng bước đạt được mục tiêu toàn cầu hoá của doanh nghiệp.
Tailg chính thức khai trương nhà máy tại Việt Nam vào giữa tháng 8/2024
(Ảnh: Tailg)
Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, họ cũng sẽ
phải đối mặt với nhiều công ty đã có mặt tại thị trường lâu năm trong mảng xe
điện như Vinfast, Datbike, Yadea, Dibao… để có thể chiếm lĩnh được thị phần của
ngành những năm tới đây.
Cafef.vn