Giám đốc điều hành
toàn cầu mới của Chanel - Leena Nair với những gì mọi người phía bên ngoài cảm
nhận rằng, không phù hợp với yêu cầu cần có của một giám đốc điều hành lĩnh vực
sang trọng ở châu Âu.
Nhưng người phụ nữ gốc Ấn có quốc tịch Anh này khá đặc biệt. Cô là một CEO
tài giỏi từng dành nhiều thập kỷ tại Unilever, tập trung vào các giá trị con
người và văn hóa, gần đây nhất là đảm đương vị trí giám đốc nhân sự của gã khổng
lồ hàng tiêu dùng.
“Tôi rất phấn khởi khi Chanel giao trọng trách
lớn này,” Nair nói trên Twitter,
sau thông báo. “Đó là một công ty luôn
tin tưởng vào sự tự do sáng tạo, nuôi dưỡng tiềm năng con người và hành động để
tạo nên những tác động tích cực trên thế giới.”
Giám đốc điều hành hiện tại của Chanel, Alain Wertheimer, người đồng sở hữu thương hiệu với anh trai Gerard, sẽ chuyển sang vai trò chủ tịch điều hành toàn cầu khi Nair gia nhập công ty vào tháng Một sắp tới. (Wertheimer giữ chức vụ Giám đốc điều hành từ năm 2016, khi giám đốc điều hành thời trang người Mỹ Maureen Chiquet rời đi sau chín năm dẫn dắt thương hiệu).
Việc bổ nhiệm Leena
Nair sau một số thay đổi cơ cấu quản trị và tài chính của Chanel trong
những năm gần đây và báo hiệu một chương mới trong nỗ lực hiện đại hóa. Có thể
nói, kể từ nhà thiết kế Karl Lagerfeld qua đời vào năm 2019, nhiều nhân viên
lâu năm cũng rời doanh nghiệp, bao gồm cả cựu giám đốc quan hệ công chúng
Marie-Louise de Clermont-Tonnerre và cựu giám đốc hình ảnh Eric Pfrunder. Gần
đây, Chanel bổ nhiệm giám đốc PR thời trang và làm đẹp mới, Emmanuelle Walle, bổ
nhiệm cựu Giám đốc điều hành Serpentine Gallery Yana Peel làm giám đốc văn hóa
& nghệ thuật và thuê một giám đốc bền vững mới, Kate Wylie, từ công ty thực
phẩm và đồ uống Mars.
Thêm vào đó, trong khi trụ sở chính tạo không gian sáng tạo lý tưởng của thương hiệu vẫn đặt ở Paris, nơi thương hiệu di sản được thành lập hơn một thế kỷ trước, thì công ty cho tập hợp lại các hoạt động tài chính và pháp lý ở London vào năm 2018. Hãng thời trang và làm đẹp có quan hệ chặt chẽ cũng báo cáo kết quả tài chính hợp nhất lần đầu tiên trong năm đó, tiết lộ một thương hiệu thậm chí còn lớn hơn cả Louis Vuitton, vốn từ lâu được xem là thương hiệu xa xỉ lớn nhất; trong khi doanh thu của Chanel thấp hơn so với ước tính của Vuitton, các nhà phân tích tin rằng, doanh thu tổng thể của họ về mặt bán lẻ cao hơn do sự tăng giá của các đại lý đối với mỹ phẩm trang điểm và nước hoa phổ biến của họ.
Ngoài ra, Chanel từng
nhiều lần phủ nhận rằng họ đang mở đường cho việc bán hoặc phát hành cổ phiếu
(IPO) trong tương lai, sự lựa chọn của Nair, một cựu chiến binh 30 năm của công
ty hàng tiêu dùng niêm yết Unilever, có thể làm giảm bớt suy đoán rằng một thỏa
thuận có thể đang được thực hiện.
Hầu như,có một lịch sử
thành công của các giám đốc điều hành hàng tiêu dùng nắm quyền lãnh đạo các
thương hiệu như Henkel do Pietro Beccari quản lý; hay Patrice Louvet từng làm
việc cho Procter & Gamble lần lượt trở thành những nhân vật quan trọng hàng
đầu tại Dior và Ralph Lauren trong những năm gần đây. Và nghề nghiệp chuyên môn
của họ đều xuất phát từ lĩnh vực tiếp thị hoặc tài chính.
Ngược lại, Leena Nair tập
trung vào nguồn nhân lực kể từ khi bắt đầu sự nghiệp của mình. Sinh ra tại
Kolhapur, Ấn Độ, cô gia nhập Unilever gần 30 năm trước, vươn lên vượt bậc để trở
thành người phụ nữ đầu tiên trong nhóm Lãnh đạo khu vực Nam Á của tập đoàn với
tư cách là người đứng đầu bộ phận nhân sự. Leena Nair chuyển đến London vào đầu
năm 2013 khi Unilever thăng chức cho cô lên vị trí phó chủ tịch cấp cao toàn cầu
về lãnh đạo và phát triển tổ chức, và cô đảm nhận vị trí nhân sự hàng đầu vào
năm 2016.
Nền tảng nhân sự của
Leena Nair hiện vẫn không phù hợp đối với một giám đốc lĩnh vực xa xỉ; và cho thấy
rằng, thách thức lớn nhất của Chanel có thể là hiện đại hóa văn hóa doanh nghiệp,
cũng như gắn kết các giá trị mạnh mẽ hơn trong tổ chức khi thương hiệu cạnh
tranh để tìm kiếm những tài năng hàng đầu và tập trung vào các vấn đề trách nhiệm
của doanh nghiệp đối với lao động và môi trường.
Chuyên gia tìm kiếm điều
hành Anne Raphaël cho biết: “Mang lại một
khối giá trị mạnh mẽ cho chuỗi cung ứng và quản lý nhân viên là mối quan tâm lớn
đối với tất cả các nhóm ngành xa xỉ ngày nay. Và để trở thành một thương hiệu
đáng mơ ước; đằng sau giá trị của một thương hiệu là luôn hiện hữu giá trị con
người.”
Song, ở đây, Chanel có
phần tụt hậu so với các công ty hàng xa xỉ như Kering, công ty đặt giá trị cốt
lõi trong việc đổi mới thương hiệu của mình. Raphaël nói: “Chanel là một trong những tổ chức truyền thống nhất so với các thương
hiệu khác.”
Tựu trung, Chanel là
thương hiệu chịu tổn thất nặng nề từ đại dịch, khiến doanh thu hàng năm giảm
18% xuống còn 10,1 tỷ USD vào năm ngoái khi sự sụp đổ trong lĩnh vực bán lẻ phụ
thuộc vào khách du lịch khiến bộ phận làm đẹp của hãng và việc lựa chọn không
bán thời trang cũng như phụ kiện trực tuyến bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong nửa
đầu năm nay, Chanel đang có dấu hiệu phục hồi trở lại, tăng doanh thu lên hai
con số so với mức năm 2019.
Lược dịch: Thế Phong
Tham khảo: BoF