Trong năm nay, gần 1.740 dự án mới được phê duyệt với tổng vốn đăng ký 15,2 tỷ USD, giảm 31,1% về số dự án nhưng tăng 4,1% về vốn so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi 985 dự án hiện có được rót thêm 9 tỷ USD, giảm 13,6% về số lượng nhưng tăng 40,5% về số vốn.

Trong khi đó, 3.797 dự án có gần 6,9 tỷ USD vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 38,2% về số dự án và giảm 7,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

FIA ghi nhận sự sụt giảm về số lượng các dự án mới và vốn đầu tư được bơm vào các dự án hiện có đến từ việc các nhà đầu tư lo ngại có thể bị gián đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu, thể hiện qua sự sụt giảm mạnh các dự án trong các lĩnh vực có khả năng hội nhập cao vào chuỗi giá trị, chẳng hạn như điện tử, ô tô và hóa chất.

FIA nói thêm: “Sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong việc thu hút FDI cũng là một yếu tố chính, đặc biệt là giữa các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.”

Tuy nhiên, FIA nhấn mạnh con số này thấp hơn so với năm ngoái là do Việt Nam có sự chọn lọc hơn trong việc thu hút các dự án FDI chất lượng cao.

Ngoài ra, đại dịch và các biện pháp đối phó nghiêm ngặt đã hạn chế cơ hội cho các chuyên gia và công ty nước ngoài đến thăm Việt Nam để tiến hành các dự án mới.

Báo cáo cho biết thêm, trong số 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án tại Việt Nam vào năm 2021, Singapore dẫn đầu với 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng số dự án FDI đăng ký mới, tiếp theo là Hàn Quốc với 5 tỷ USD, chiếm 16% và Nhật Bản với 3,9 tỷ USD, tương đương 12,5%.

Trong khi Hàn Quốc đứng thứ hai về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), quốc gia này lại đứng đầu về số dự án cấp mới và số dự án tăng vốn.

Các nhà đầu tư cho đổ tiền vào 18 lĩnh vực, ngành nghề, trong đó chế biến và chế tạo dẫn đầu với số vốn đầu tư 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đăng ký. Sản xuất và phân phối điện đứng thứ hai với 5,7 tỷ USD, tương đương 18,3%, tiếp theo là bất động sản với 2,6 tỷ USD.

Trong số 58 tỉnh, thành phố thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ, và  thành phố cảng Hải Phòng là thành phố thu hút vốn cam kết lớn nhất với 5,26 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng số vốn. Long An đứng thứ hai với gần 3,9 tỷ USD (12,3%), tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh với 3,74 triệu USD (12%).

Chuyển ngữ: H.Long

Nguồn: HNTimes