Theo Reuters cho biết, Ngân hàng trung ương Trung Quốc bất ngờ cắt giảm lãi
suất chính lần thứ hai trong năm nay và rút một số tiền mặt khỏi hệ thống ngân
hàng vào thứ Hai, nhằm cố gắng phục hồi nhu cầu tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế
bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Các nhà kinh tế và phân tích cho biết, họ tin rằng các nhà chức trách Trung
Quốc đang muốn hỗ trợ nền kinh tế đang trì trệ bằng cách cho phép mở rộng chính
sách với các nền kinh tế lớn khác đang tăng lãi suất mạnh mẽ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết họ đang giảm lãi suất đối với khoản vay trung hạn (MLF) 400 tỷ nhân dân tệ (59,33 tỷ USD) đối với một số tổ chức tài chính từ 10 điểm cơ bản (bps) xuống 2,75%, từ 2,85%.
Có thể thấy, việc cắt giảm lãi suất khiến các chiến lược gia về kinh tế ngạc
nhiên.
Các khoản cho vay ngân hàng mới ở Trung Quốc giảm nhiều hơn dự kiến trong
tháng 7 trong khi tăng trưởng tín dụng trên diện rộng chậm lại, do Covid-19 mới
bùng phát, lo lắng về việc làm và khủng hoảng tài sản ngày càng sâu sắc khiến
các công ty và người tiêu dùng cảnh giác với việc gánh thêm nợ.
PBOC cho rằng động thái của họ là "giữ cho thanh khoản hệ thống ngân
hàng dồi dào một cách hợp lý". Và với các khoản vay MLF trị giá 600 tỷ
nhân dân tệ đáo hạn, hoạt động này đã dẫn đến việc rút tiền ròng 200 tỷ nhân
dân tệ.
Những người tham gia thị trường đã định giá phần lớn trong việc chuyển đổi
một phần do hệ thống ngân hàng đã tràn ngập tiền mặt, với tỷ giá tiền liên ngân
hàng dao động ở mức thấp nhất trong hai năm và liên tục thấp hơn lãi suất chính
sách.
Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh ngân hàng trung
ương hầu hết các nước đang đẩy thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất để
kiểm soát lạm phát đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Từ đầu năm cho đến nay, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã 4 lần tăng lãi suất
nâng lên mức 2,25-2,5% như hiện nay và có thể tăng thêm 75 điểm phần trăm trong
cuộc họp vào tháng 9 tới. Mỹ đang chống chọi với lạm phát ở vùng đỉnh cao 40
năm qua.
Hôm 21/7, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lần đầu tiên sau 11 năm tăng
lãi suất cơ bản thêm 50 điểm phần trăm và chính thức kết thúc thời gian dài duy
trì lãi suất ở mức âm trong bối cảnh đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế.
ECB duy trì lãi suất trong trạng thái âm suốt từ năm 2014 nhằm giúp nền
kinh tế Eurozone ứng phó với cuộc khủng hoảng nợ công khu vực và đại dịch
Covivd-19. ECB được dự báo sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong bối cảnh lạm phát ở
mức cao kỷ lục và đồng Euro tụt giảm, có lúc xuống còn 0,98 USD đổi 1 Euro.
Trước đó, chính quyền Bắc Kinh cũng có những động thái đi ngược với thế giới.
Giữa lúc cả thế giới cắt giảm lãi suất trong năm 2020 và 2021 để hỗ trợ kinh tế
bị suy giảm bởi đại dịch Covid-19 thì Trung Quốc tăng lãi suất để hạ nhiệt thị
trường bất động sản.
Chính sách siết tín dụng bất động sản khiến thị trường bất động sản và tài
chính Trung Quốc chao đảo. Ông lớn bất động Evergrande rơi vào tình cảnh vỡ nợ
với trái phiếu giảm giá cả trăm lần.
Làn sóng ngưng trả nợ tiền vay mua nhà bùng lên tại Trung Quốc (với ít nhất
100 dự án ở hơn 50 thành phố), đe dọa cả ngành tài chính và bất động sản nước
này. Cổ phiếu ngành ngân hàng và bất động sản tụt giảm.
Mối liên hệ với người tiêu dùng
trung lưu của Trung Quốc
Với tư cách là công ty bất động sản lớn thứ hai của Trung Quốc, Evergrande
từ lâu vốn tạo ra một sự bùng nổ dường như không thể ngăn cản về giá bất động sản,
được thúc đẩy bởi tầng lớp trung lưu ngày càng tăng của đất nước và quá trình
đô thị hóa hàng loạt, khiến các cơ quan quản lý địa phương trên khắp đất nước
kiếm được trung bình 30% doanh thu của họ từ việc bán đất cho các tập đoàn bất
động sản như Evergrande vào năm 2020, theo số liệu của Bộ Tài chính Trung Quốc.
Nhưng không chỉ các nhà phát triển bất động sản khổng lồ và cơ quan quản lý
đất đai địa phương lấp đầy kho bạc của họ bằng số tiền thu được từ sự bùng nổ bất
động sản Trung Quốc; những người dân thường của Trung Quốc cũng là những người
được hưởng lợi.
Theo công ty quản lý đầu tư Loomis Sayles, 70% tài sản hộ gia đình của
Trung Quốc được đầu tư vào bất động sản, gần gấp đôi so với 35% ở Mỹ.
Ngay cả trong thời kỳ bùng nổ, từng có những cảnh báo rằng tình trạng vay mượn chóng mặt và khoản nợ khổng lồ thúc đẩy thị trường bất động sản Trung Quốc cuối cùng sẽ gây ra rắc rối. Kể từ năm 2018, ngân hàng trung ương của Trung Quốc cho xác nhận Evergrande là một trong những tập đoàn theo quan điểm của họ có thể gây ra rủi ro hệ thống cho nền kinh tế Trung Quốc.
Mặc dù các nhà phân tích chính thống cho rằng sự so sánh này có vấn đề vì
nhiều lý do, nhưng có một số người lo lắng rằng sự biến động mạnh hơn nữa trên
thị trường bất động sản Trung Quốc thậm chí có thể đóng vai trò như một mầm mống
gây mất ổn định nền kinh tế thế giới. Họ nhìn nhận sự tương đồng với sự dẫn đến
cuộc Đại suy thoái khoảng 15 năm trước, ngay trước khi cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu được châm ngòi bởi sự bùng nổ bong bóng nhà cửa ở Mỹ.
Sự sụp đổ của Evergrande thực sự có thể ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng
Trung Quốc; bởi công ty này được cho là nợ tiền của hơn 170 ngân hàng địa
phương, và dẫn đến sự thất bại của nhiều công ty mà công ty này ký hợp đồng phụ
cho các dự án của mình, khiến các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp vừa mới
khai thác hứng chịu thất bại. Những nhà đầu tư lớn từng mua những bất động sản
ngoài kế hoạch có thể hoặc không thể xây dựng, trong tình trạng khó khăn về tài
chính.
Chính sách Zero Covid cũng là cú ngược dòng với thế giới trong việc phòng
và chống đại dịch. Hiện Trung Quốc vẫn thực hiện nghiêm ngặt chính sách này khiến
nhu cầu đối với nhiều mặt hàng giảm.
Chính sách Zero-Covid của Trung
Quốc làm thay đổi thị trường xa xỉ
Khi phần còn lại của thế giới mở ra, Trung Quốc vẫn đóng cửa trong việc
theo đuổi Zero- Covid. Theo ước tính từ công ty tài chính Nhật Bản Nomura
Holdings, khoảng 373 triệu người ở 45 thành phố đã phải sống dưới một số hình
thức lockdown nghiêm ngặt kể từ tháng trước.
Việc đóng cửa kéo dài, đặc biệt là Thượng Hải và Bắc Kinh - hai thành phố lớn
nhất Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia – khiến giá
cổ phiếu hàng xa xỉ giảm xuống.
Mặc dù thể hiện hiệu suất bán hàng ổn định trong quý đầu tiên năm 2022, giá
cổ phiếu của các thương hiệu xa xỉ lớn như Louis Vuitton, Kering, Hermès và
Richemont đều giảm trong tháng Năm. Sự gián đoạn từ việc giãn cách xã hội, cùng
với sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng và căng thẳng Nga - Ukraine, là mối quan tâm
thường xuyên được trích dẫn trong các báo cáo từ các nhà đầu tư.
Hy vọng để người tiêu dùng Trung Quốc đón nhận “mua sắm trả thù” với nhu cầu
bị dồn nén sau khi thoát khỏi tình trạng khóa cửa - như họ từng làm khi đại dịch
Covid-19 bùng phát đầu tiên vào năm 2020 có thể không khả quan vào thời điểm hiện
tại.
Như các nhà kinh tế hàng đầu cảnh báo, chi phí kinh tế cho đợt bùng phát
Covid-19 mới nhất ở Trung Quốc có thể gấp hơn 10 lần so với đợt bùng phát đầu
tiên ở Vũ Hán vào hai năm trước. Trong khi nhiều quốc gia ở phương Tây ngày nay
đang đối mặt với lạm phát thúc đẩy bởi thị trường việc làm gia tăng, thì Trung
Quốc đại lục lại gặp phải vấn đề ngược lại - một vấn đề với nền kinh tế vốn trì
trệ lại chịu thêm những thách thức bởi nhu cầu tiêu dùng thu hẹp.
“Tiết kiệm tối đa” và “làn sóng sa thải” nhanh chóng trở thành chủ đề phổ biến trên mạng xã hội xứ Trung khi thế hệ lao động trẻ lo lắng về một cuộc suy thoái sắp xảy ra ngày càng tăng.
Có thể nhìn thấy, kể từ tháng 3, các đợt sa thải quy mô lớn từ các gã khổng lồ
internet trong nước, bao gồm Alibaba, JD.Com và Xiaohongshu thường xuyên xuất
hiện trên các tiêu đề tin tức.
Sau nhiều thập kỷ lạc quan, sự lo lắng về việc sa thải gia tăng từ một số
ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất của Trung Quốc bắt đầu làm lung lay nền
kinh tế lớn thứ 2 thế giới khi có dấu hiệu dịch chuyển xã hội đối với lao động
trẻ của nước này. Một số nhận định, cho rằng thật khó nói liệu họ sẽ được giữ lại
làm việc hay công ty bất ngờ cho sa thải.
Và những lo lắng đó có thể gây ra rắc rối dài hạn cho ngành hàng xa xỉ, vốn
tăng trưởng phần lớn phụ thuộc vào lượng người tiêu dùng trẻ tuổi đến từ Trung
Quốc ngày càng mở rộng.
Trung Quốc phát tín hiệu xấu, thế
giới chao đảo
Ngay sau khi Trung Quốc đưa ra chính sách tiền tệ mới, thị trường tài chính
và hàng hóa thế giới biến động mạnh.
Chỉ số DXY - đo lường biến động của đồng USD so với rổ các đồng tiền chủ chốt
khác trên thế giới - tăng vọt từ 105 điểm lên 106,3 điểm. Đồng USD mạnh lên,
trong khi giá vàng giảm nhanh xuống dưới ngưỡng 1780 USD/ounce.
Giá dầu WTI trên thị trường châu Á và châu Âu (chiều 15/8 giờ Việt Nam) giảm
khoảng 4% xuống ngưỡng 88 USD/thùng (so với mức trên 120 USD/thùng hồi đầu
tháng 6).
Giá dầu giảm sau khi Trung Quốc công bố một loạt số liệu kinh tế tháng 7
khá xấu. Số lượng đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc tụt giảm. Đây là tín hiệu
khiến nhiều người lo ngại sức cầu tiêu dùng trên thế giới suy thoái.
Doanh số bán lẻ, đầu tư và sản xuất công nghiệp tháng 7 của Trung Quốc đều thấp hơn so với ước tính của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS). Theo ANZ, số liệu kinh tế tháng 7 của Trung Quốc rất đáng báo động. Chính sách “Zero Covid” tiếp tục gây tổn thương nhiều lĩnh vực.
NBS cho hay, giá trị sản lượng công nghiệp trong tháng 7 của Trung Quốc chỉ
tăng 3,8% so với cùng kỳ, so với mức 3,9% trong tháng 6 và thấp hơn dự báo của
các nhà kinh tế quốc tế là khoảng 4,5%. Doanh thu bán lẻ tăng 2,7%, thấp hơn
0,4% so với tháng 6.
Trên Bloomberg, các nhà kinh tế cho rằng, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng
3,8% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mục tiêu. Và việc PBOC hạ lãi suất
cho thấy mức độ nghiêm trọng của các thách thức tăng trưởng.
Nhiều chuyên gia lo ngại thị trường bất động sản Trung Quốc khó sớm hồi phục.
Số liệu trên South China Morning cho thấy, Trung Quốc đang ôm một “quả bom nổ
chậm” với 50 triệu căn hộ không có người ở. Tỷ lệ bỏ trống bình quân tại thị
trường bất động sản Trung Quốc đại lục đứng thứ 2 chỉ sau Nhật, với tỷ lệ là
12,1%.
Còn theo Capital Economics, con số nhà trống của Trung Quốc còn cao hơn thế.
Trong năm 2021, hãng này ước tính Trung Quốc đại lục có khoảng 30 triệu căn hộ
chưa bán được và khoảng 100 triệu căn hộ khác có thể đã được mua nhưng chưa có
người ở.
Theo S&P Global Ratings, doanh thu bất động sản tại Trung Quốc có thể
giảm 1/3 trong 2022 và giá nhà bình quân có thể giảm 7%. Dự báo này thực sự
đang ngại và nó có thể ảnh hưởng tới thị trường tài chính của nền kinh tế số
hai thế giới.
Triển vọng kinh tế của Trung Quốc cũng trở nên kém tươi sáng sau khi quan hệ
Mỹ - Trung xấu đi, đặc biệt sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ
Nancy Pelosi. Hôm 12/8, 5 công ty nhà nước của Trung Quốc thông báo sẽ hủy niêm
yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York trong tháng này. Trước đó, tháng
5/2022, 5 công ty này bị cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ cảnh báo về việc không
đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm toán.
Reuters; BoF; Vnn; Mạnh Hà