Các cuộc đàm phán được Indonesia đề xuất, sau dự luật Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ, vốn dành khoảng 400 triệu USD (374 triệu euro) để tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng của quốc gia này.

Vào thời điểm hiện tại, các cuộc thảo luận chủ yếu tập trung vào khai thác niken, với mục tiêu lâu dài là hình thành chuỗi cung ứng đáng tin cậy cho kim loại xe điện. Xứ cờ hoa có rất ít trữ lượng niken, chỉ có một mỏ duy nhất ở Michigan là mỏ Eagle dự kiến cũng sẽ giảm sản lượng trong vài năm tới.

Các mỏ niken mới được đề xuất ở Mỹ, chẳng hạn như mỏ Minnesota của Talon Metals, cũng đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng địa phương và bản địa. Do đó, chính phủ nước này đang phải đối mặt với nhiều chỉ trích hơn vì không tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà cung cấp trong nước trong việc xin giấy phép khai thác niken.

Mặt khác, Indonesia là nước sản xuất niken lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 1,6 triệu tấn vào năm 2022, tiếp theo là Philippines và Nga. Nước này cũng có trữ lượng niken khoảng 21 triệu tấn.

Ngoài ra, họ còn có trữ lượng coban, một kim loại quan trọng khác của pin EV và gần đây đã đầu tư nhiều hơn vào các cơ sở khai thác và chế biến coban của mình. Đây cũng là một trong những nhà sản xuất thiếc lớn nhất, được sử dụng để tăng cường hiệu suất của xe điện.

Tuy nhiên, vẫn chưa có gì được chính thức hóa, trong đó Mỹ lo ngại về chi phí môi trường tiềm tàng của việc khai thác niken.

Hiện tại, Indonesia cũng không có các quy định nghiêm ngặt về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) cho các công ty. Điều này có thể giúp các công ty dễ dàng bỏ qua các hoạt động khai thác an toàn, có trách nhiệm và bền vững.

Khai thác niken gây ra nạn phá rừng, ô nhiễm không khí và nước đáng kể. Nó cũng có liên quan đến một số vấn đề về hô hấp và sức khỏe khác của thợ mỏ, chủ yếu là do bụi kim loại độc hại.

Quá trình này đòi hỏi xỉ niken phải được loại bỏ rất cẩn thận, thường bằng cách chôn sâu hoặc phủ đất sét lên. Trong một số trường hợp, xỉ có thể được sử dụng cho mục đích thoát nước.

Những chi phí môi trường này đã khiến các quốc gia sản xuất niken lớn khác như Philippines và Australia phải đóng cửa hoặc loại bỏ dần một số mỏ niken trong vài năm qua.

Tuy nhiên, nó hầu như không có tác dụng gì trong việc hạn chế nhu cầu niken đối với xe điện, khi các nhà sản xuất hiện phải cân bằng nhu cầu gia tăng với các hoạt động khai thác bền vững.

Nhu cầu tăng cường tính bền vững đã dẫn đến việc xây dựng các nhà máy chế biến niken mới, lớn hơn, ngay cả khi các mỏ đang ngừng hoạt động.

Một vấn đề khác là quặng niken chất lượng cao, hay niken sunfat, còn được gọi là niken loại 1, đang có nhu cầu cao nhất, mặc dù không được sản xuất rộng rãi. Hầu hết niken được khai thác trên toàn thế giới là gang niken hoặc niken cấp thấp hơn. Điều này đòi hỏi phải xử lý nhiều, do đó các nhà máy chế biến mới được thành lập.

Bản thân thị trường niken đã chứng kiến nhiều biến động trong vài năm qua. Indonesia đã cấm xuất khẩu niken vào năm 2020 để khuyến khích nhiều nhà sản xuất chế biến kim loại này trong nước, điều này cũng dẫn đến nhiều đầu tư nước ngoài hơn vào Indonesia.

Việc siết bán niken của Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn vào năm ngoái, dẫn đến việc giao dịch niken bị cấm trong một thời gian, cũng khiến thị trường trật bánh hơn nữa.

Chiến sự Nga - Ukraine càng góp phần đáng kể vào việc đẩy nhu cầu niken tăng đột biến, vì Nga là một trong những nước sản xuất niken lớn nhất. Do đó, với các lệnh trừng phạt trút xuống quốc gia này, công ty khai thác niken lớn nhất Nornickel đã bị hạn chế đáng kể trong việc vận chuyển và xuất khẩu kim loại này.

Theo BĐTNB&CL