Theo dữ liệu
từ Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, các lĩnh vực gây ô nhiễm nhất tại Mỹ Latinh có
thể áp dụng công nghệ hydro sạch là giao thông vận tải (tạo ra 40% lượng khí thải
carbon dioxide của khu vực); điện và năng lượng (tạo ra 36% lượng khí thải).
Nhưng để hydro xanh trở thành nhân tố quan trọng trong các nguồn năng lượng của
thế giới, các công nghệ thu và sử dụng hydro xanh cần được phát triển trên quy
mô lớn.
Giá trị từ
nguồn năng lượng sạch
Là nhà vật
lý, cựu phi hành gia của NASA, Chang-Diaz tin rằng hydro xanh là nhân tố cơ bản
trong quá trình giảm lượng khí thải và chuyển sang sử dụng năng lượng sạch. Đây
cũng là chìa khóa để tránh những tác động thảm khốc của tình trạng nóng lên
toàn cầu.
Việc sử dụng
hydro làm năng lượng không phải mới. Trong nhiều thập niên, Cơ quan Hàng không
và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã trộn khí hydro và oxy tạo ra năng lượng cần thiết để
phóng tàu con thoi vào không gian.
Bộ Năng lượng
Mỹ coi hydro là nhiên liệu an toàn hơn nhiên liệu hóa thạch vì nó không độc hại
và tiêu hao nhanh chóng trong trường hợp rò rỉ vì nó nhẹ hơn không khí.
Hiện nay,
hydro được sử dụng như nguồn năng lượng chính trong sản xuất các dẫn xuất dầu mỏ,
thép, amoniac và methanol. Theo dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA),
vào năm 2020, dân số thế giới đã tiêu thụ khoảng 90 triệu tấn hydro, chỉ tương
đương 2,5% mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Tuỳ thuộc
cách điều chế, hydro có thể được phân thành xám, xanh dương, xanh lá cây, thậm
chí là đen.
Hydro xám
được tạo ra bằng cách sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là khí đốt tự
nhiên.
Hydro xanh
dương sử dụng khí đốt hoặc than đá. Còn hydro xanh lá, còn gọi là hydro xanh,
hydro sạch, sử dụng năng lượng điện được tạo ra bởi các nguồn tái tạo như năng
lượng Mặt trời và gió. Hiện nay, ít hơn 0,4% hydro được sử dụng tại Mỹ Latinh
là hydro sạch. Đa số liên kết với nhiên liệu hóa thạch, từ đó, gây ra nhiều khí
thải ô nhiễm hơn.
Xe bus chạy bằng năng lượng hydro sạch tại Costa Rica
Tích cực
chuyển giao
Để hiện thực
hóa điều này, Mỹ Latinh đang tích cực chuẩn bị cho sự chuyển giao sang nguồn
năng lượng sạch.
Với mục
tiêu tăng cường sản xuất hydro xanh, một số dự án ở các quy mô khác nhau đang
hình thành tại Mỹ Latinh. Đơn cử, công ty Unigel, Brazil, cho ra mắt nhà máy trị
giá 120 triệu USD vào năm 2023, dự kiến sản xuất 10.000 tấn hydro xanh mỗi năm
- tương đương với 60 megawatt, trong giai đoạn đầu tiên.
Chile đã
ban hành “Chiến lược hydro xanh quốc gia” vào năm 2020 và có kế hoạch “chinh phục
các thị trường toàn cầu” vào năm 2030. Họ đặt mục tiêu gửi 72% sản lượng hydro
xanh đến châu Âu và Trung Quốc.
Quốc gia
này đang trên đà trở thành nhà xuất khẩu hydro xanh toàn cầu. Tại Uruguay,
chính phủ đã công bố “Quỹ hydro xanh” và đầu tư 10 triệu USD không hoàn lại cho
các dự án hydro xanh.
Ông José
Miguel Bermúdez, kỹ sư hóa học, nhà phân tích công nghệ năng lượng IEA, nhận định:
“Công nghệ hydro xanh đang phát triển trên thế giới. Đến năm 2030, Mỹ Latinh sẽ
là khu vực thứ ba trên thế giới có nhiều dự án nhất, sau châu Âu và Australia”.
Lý do cho
sự phát triển này rất rõ ràng. Nhiều quốc gia Mỹ Latinh có tiềm năng tạo ra nhiều
năng lượng sạch hơn mức họ cần và có thể thu lợi nhuận từ nguồn năng lượng này.
Hãy lấy
Chile làm ví dụ. Tiềm năng về điện tái tạo ở quốc gia này cao gấp 10 lần so với
lượng điện tiêu thụ trong nước. Do đó, Chile có thể xuất khẩu năng lượng sạch
dưới dạng điện, dù quá trình này tương đối phức tạp và tốn kém.
Tuy nhiên,
giống như việc đầu tư vào tàu chở dầu và đường ống dẫn khí đốt, việc xuất khẩu
năng lượng sạch tại Chile là khoản đầu tư quan trọng và cần thiết.
Bên cạnh
đó, các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên “thần thánh hóa” hydro sạch. Bản
chất của hydro xanh là khai thác khí đốt tự nhiên nhưng việc khai thác có thể tạo
ra một lượng đáng kể CO2.
Không chỉ
vậy, quá trình khai thác khí đốt tự nhiên có thể gây rò rỉ một lượng khí vào
khí quyền, trong đó có khí mêtan (CH4). Ước tính, mêtan ảnh hưởng gấp 86 lần so
với khí carbon liên quan đến hiệu ứng nhà kính.
Ngoài ra,
mặc dù hydro xanh có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nhưng không có
nghĩa tất cả các lĩnh vực đều phụ thuộc vào nguồn năng lượng này. Các nước Mỹ
Latinh có thể xuất khẩu hydro xanh nhưng việc sử dụng nó phụ thuộc rất nhiều
vào hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Theo GDTĐ