Với mục tiêu đến năm 2050 đưa nguồn nhiên liệu sạch Hydro trở thành nguồn cung năng lượng chủ yếu (chiếm 50%) và lâu dài của quốc gia. Singapore hiện đang nhanh chóng thúc đẩy các công ty liên quan đến năng lượng lớn nhất trong nước và các công ty đa quốc gia xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để biến tầm nhìn này thành hiện thực.

Các tập đoàn địa phương như Keppel Corp. và Sembcorp Industries cũng như Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản nằm trong số những người tham gia vào nỗ lực này, phù hợp với khung thời gian của Singapore để đạt được mục tiêu giảm phát thải cacbon bằng ko.

Quá trình chuyển đổi sang hydro buộc Singapore phải giảm bớt sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào khí đốt tự nhiên để sản xuất điện. Điều đó cũng sẽ khiến các quốc gia ở Asean bị thu hút tham gia vào chuỗi cung ứng năng lượng sạch cùng vs quốc gia có tầm ảnh hưởng khá lớn ở khu vực này.

Trong một bài phát biểu vào hồi tháng 10 năm ngoái, Phó Thủ tướng Lawrence Wong cho biết: “Thế giới đang đứng trước bước ngoặt phát triển hydrogen, với những tín hiệu tích cực Singapore tin răng Hydrogen carbon thấp sẽ đứng đầu trong nỗ lực giảm phát thải của Singapore”. Và “Nếu công nghệ tiếp tục phát triển, chúng tôi dự đoán hydrogen có thể đáp ứng được một nửa nhu cầu điện năng của Singapore vào năm 2050, bên cạnh các nguồn năng lượng tái tạo trong nước và điện nhập khẩu”.

Quá trình sản xuất “Hydro xanh” sẽ chỉ sử dụng nước và năng lượng tái tạo do vậy về cơ bản sẽ không có khí thải từ đầu đến cuối quá trình sản xuất.

Tuy nhiên nếu các quy trình xử lý sai sót khiến hydro phát nổ và gây ra các rủi ro lớn. Ngoài ra hệ thống vận chuyển nguồn nhiên liệu này hiện cũng chưa phát triển.

Do đó Singapore đặt mục tiêu khuyến khích đổi mới để giải quyết những vấn đề kể trên. Bắt đầu tư các quy định pháp lý, cơ quan thị thị trường năng lượng của quốc gia này trong tháng vừa qua đã bắt đầu soạn thảo các quy tắc và lấy ý kiến ​​của công chúng về các đề xuất yêu cầu các nhà máy điện chạy bằng khí đốt mới hoặc đã được chuyển đổi có khả năng xử lý hỗn hợp nhiên liệu có ít nhất 30% hydro và cuối cùng có thể chuyển sang sử dụng hoàn toàn bằng hydro.

Trong khi đó, để giúp thiết lập mạng lưới hydro an toàn và tiết kiệm chi phí, chính phủ Singapore đang hỗ trợ gián tiếp giúp các công ty xây dựng nhà máy điện, tạo chuỗi cung ứng toàn cầu và nghiên cứu những công nghệ liên quan.


Sembcorp và Chiyoda đang thực hiện dự án vận chuyển hydro lớn nhất ở châu Á

Các công ty Singapore và Nhật Bản đang hoạt động với vai trò trung tâm

Vào năm ngoái, Keppel đã quyết định hợp tác với Mitsubishi Heavy Industries và một chi nhánh của tập đoàn công nghiệp Nhật Bản IHI để xây dựng nhà máy điện tương thích hydro đầu tiên của Singapore trên đảo Jurong.

Cơ sở trị giá 750 triệu đô la Singapore (khoảng 570 triệu USD) này sẽ có công suất phát điện 600 MW, ngang với một lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ. Nhà máy dự kiến đưa vào vận hành đầu năm 2026 và sử dụng chủ yếu với nhiên liệu khí tự nhiên và sau đó tăng dần tỷ lệ hydro.

Sembcorp đã ký một thỏa thuận với IHI để triển khai thử nghiệm việc xây dựng chuỗi cung ứng cho một loại nhiên liệu thay thế khác là amoniac, được sản xuất bằng hydro xanh. Sembcorp cũng đang đặt nền móng cho dự án vận chuyển hydro lớn nhất châu Á, sử dụng công nghệ từ nhà xây dựng nhà máy Nhật Bản Chiyoda để vận chuyển 60.000 tấn mỗi năm đến Jurong từ các nước như Australia và Trung Đông.

Đối với cả Keppel và Sembcorp, việc chuyển sang sử dụng hydro là một phần của bước chuyển lớn hơn khỏi hoạt động kinh doanh trụ cột của họ là các giàn khoan dầu. Keppel đặt mục tiêu tăng công suất năng lượng mặt trời, gió và thủy điện lên 7.000 MW vào năm 2030 từ 2.600 MW vào năm ngoái.

Singapore đang cố gắng cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên. Khi 90% sản lượng điện năng của quốc gia này đang được tạo ra bởi các nguồn nhiên lieuej hóa thạch. Yếu tố tác dộng rất lớn và là trở ngại trong quá trình khử cacborn cũng như đảm bảo an ninh năng lượng. Giá điện sử dụng cho các hộ gia đình đã tăng 45% trong vòng 1.5 năm qua khi thị trường khí đốt biến động.

Nỗ lực lắp đặt các tấm pin mặt trời bị hạn chế do thiếu không gian và trong khi Singapore mở cửa cho nhập khẩu năng lượng tái tạo, rất ít quốc gia quan tâm đến xuất khẩu.


Phó Thủ tướng Lawrence Wong khi công bố chiến lược phát triển Hydro đã từng nhấn mạnh: “Chúng tôi hiện đang chứng kiến ​​​​một chuỗi các dự án sản xuất đang phát triển trên toàn thế giới, Các công nghệ chính trong chuỗi giá trị cũng đang được thử nghiệm và dự kiến ​​sẽ được đưa ra thị trường trong năm tới.”

Singapore xem quy mô nhỏ của mình là một lợi thế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng hydro và đặt mục tiêu trở thành nơi trưng bày các công nghệ để thu hút vốn và sự quan tâm đối với các tập đoàn lớn trên toàn cầu. Nhưng sẽ có rất nhiều thách thức ở phía trước.

Giáo sư Chan Siew Hwa công tác tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, cho biết: “Singapore là một quốc gia có lợi thế về năng lượng tái tạo, Do đó chúng tôi sẽ dựa vào nhập khẩu hydro hoặc hợp chất chứa hydro, thay vì sản xuất hydro xanh tại địa phương bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo hạn chế của chúng tôi - chủ yếu là năng lượng mặt trời.”

Keppel đang xem xét sản xuất ở nước láng giềng Indonesia, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với tập đoàn dầu khí địa phương Pertamina và Chevron để khai thác năng lượng địa nhiệt trên đảo Sumatra để tạo ra 40.000 tấn hydro xanh mỗi năm.

Beni Suryadi – thành viên thuộc Trung tâm Năng lượng ASEAN, một tổ chức thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, cho biết: “Khi Singapore đặt mục tiêu trở thành trung tâm hydro, tham vọng này chắc chắn sẽ dẫn đến những nỗ lực của khu vực trong việc thiết lập các tiêu chuẩn và thông lệ tốt nhất về hydro”.

Ông cũng khẳng định: “Kinh nghiệm của Singapore trong việc phát triển các công nghệ sản xuất, lưu trữ, vận chuyển và phân phối hydro có thể được chia sẻ với các nước ASEAN khác, giúp họ phát triển nền kinh tế hydro của mình. Hơn nữa, đầu tư của Singapore vào cơ sở hạ tầng hydro có thể thu hút các nhà đầu tư khác đến khu vực ASEAN, giúp tài trợ cho các dự án liên quan đến hydro ở các nước ASEAN khác.”