Đây là một
trong những mục tiêu cụ thể mà TP.HCM đưa ra trong kế hoạch 6497/KH-UBND “Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển
trí tuệ nhân tạo từ môi trường nghiên cứu đến thử nghiệm, ứng
dụng thí điểm đến ứng dụng rộng rãi trong xã hội trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030”.
Mục tiêu của
kế hoạch này là phấn đấu đưa TP.HCM trở thành trung tâm hàng đầu cả
nước về nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng và phát triển nền tảng
công nghệ AI.
Trong đó,
có một số chỉ tiêu cụ thể như hình thành được hệ sinh thái AI; thúc đẩy
gia tăng 20%/năm số lượng các công trình khoa học, bằng độc quyền
sáng chế/GPHI hoặc quyền tác giả (đối với phần mềm) về AI. Bên cạnh
đó, hàng năm gia tăng 10% số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh
nghiệp số phát triển, ứng dụng AI và gia tăng vốn đầu tư vào lĩnh
vực này; mỗi năm tăng 10% nhân lực AI đạt chất lượng phục vụ cho
nghiên cứu, triển khai phục vụ đời sống kinh tế, xã hội…
Ở góc độ
quản lý, phấn đấu đến năm 2030, đảm bảo 100% các sở, ban ngành, quận,
huyện và Thành phố Thủ Đức có ứng dụng AI phục vụ công tác quản
lý nhà nước.
Ở lĩnh vực
giao thông, AI sẽ được sử dụng để phân tích dữ liệu giao thông, điều
chỉnh đèn giao thông thông minh nhằm giảm thời gian chờ và tắc nghẽn
giao thông.
TP.HCM có kế hoạch sử dụng AI để làm trợ lý về tư vấn chăm sóc sức khỏe
theo hướng phân tích dữ liệu.
Trong lĩnh
vực nông nghiệp, thành phố muốn ứng dụng trí tuệ nhân tạo thu thập,
phân tích hình ảnh để dự báo và ra quyết định trong việc phòng trừ
sâu bệnh hại cây trồng. Bên cạnh đó, thành phố cũng có những mục tiêu cụ
thể về vực ứng dụng AI trong lĩnh vực logistic, giáo dục…
Và để đạt
được mục tiêu trên, trong thời gian tới, thành phố giao cho các bên có liên
quan tổ chức các hội thảo khoa học, cuộc thi về AI để tìm kiếm nguồn nhân lực
cho những mục tiêu nói trên.
Theo SGT