Động thái diễn ra khi
Philippines, Nhật Bản kêu gọi Jakarta tái khởi động các chuyến hàng xuất khẩu than trở lại.
Khả năng đảo ngược lệnh cấm xuất
khẩu than kéo dài một tháng được áp dụng vào ngày 1 tháng 1 diễn ra trong bối cảnh
các công ty khai thác trong nước tại Indonesia phản đối kịch liệt vì dự kiến
sẽ mất hàng triệu đô la, cũng như gia tăng áp lực từ các quốc gia châu Á phụ
thuộc vào hàng hóa từ quốc đảo này để cung cấp nguồn năng lượng.
Ngày thứ 2 tuần qua, Bộ Điều phối
Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư của Indonesia cho biết 14 tàu chở than để xuất khẩu
đã được thông quan để khởi hành ngay sau khi có sự chấp thuận của các cơ quan
chức năng. Bộ này cho biết nếu có quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vào ngày thứ Tư,
các chuyến tàu sẽ dần được thông quan.
Khi áp đặt lệnh cấm xuất khẩu,
Indonesia cho biết công ty công ích nhà nước Perusahaan Listrik Negara phải đối
mặt với việc dự trữ hàng hóa ở mức cực kỳ thấp có thể ảnh hưởng đến lưới điện
phục vụ các đảo Java và Bali. Chính phủ cho biết nhiều công ty khai thác than
đã không đáp ứng nguồn cung cho thị trường nội địa, theo đó họ phải cung cấp
25% sản lượng hàng năm cho thị trường địa phương.
Theo DMO, giá than trong nước tại
Indonesia được giới hạn ở mức 70 USD / tấn, thấp hơn một nửa so với giá thị trường
hiện tại. Điều này đã khiến nhiều hãng khai thác cắt giảm nguồn cung cho thị
trường trong nước và thay vào đó bán ra nước ngoài để thu lợi nhuận lớn hơn. Họ
đã hứng chịu sự phẫn nộ của Tổng thống Joko Widodo, với việc Indonesia sau đó
đã thu hồi hơn 2.000 giấy phép khai thác, hầu hết được cho là của các công ty
khai thác than.
Một số quốc gia châu Á đã thúc giục
Jakarta bãi bỏ lệnh cấm, với lý do nguồn năng lượng của các quốc gia này phụ
thuộc rất lớn vào nguồn cung than của Indonesia.
Bộ trưởng Năng lượng Philippines
Alfonso Cusi tuần trước đã "kêu gọi" người đồng cấp Indonesia Arifin
Tasrif dỡ bỏ lệnh cấm, "đặc biệt là đối với Philippines", Bộ Năng lượng
của Cusi cho biết hôm thứ 2. Chính sách của Indonesia sẽ "gây bất lợi cho
các nền kinh tế phụ thuộc vào các hệ thống phát điện bằng than, như
Philippines," Cusi nói trong một bức thư gửi Tasrif.
Vị Bộ trưởng cho biết Philippines
năm ngoái đã nhập khẩu 2,3 triệu tấn than từ Indonesia hàng tháng để cung cấp
nhiên liệu cho các nhà máy năng lượng của nước này. Trong khi đó nguồn điện sản
xuất từ than đá chiếm khoảng 60% nhu cầu điện năng Philippines.
Alfonso Cusi cũng yêu cầu Bộ Ngoại
giao ở Manila "thay mặt Philippines can thiệp và kêu gọi, thông qua cơ chế
hợp tác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á."
Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nhắm
mục tiêu vào lệnh cấm. Đại sứ Nhật Bản tại Indonesia, Kenji Kanasugi, đã gửi một
lá thư ngày 4/1 tới Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia kêu gọi chấm
dứt lệnh cấm. Tokyo đã lặp lại thông điệp hôm thứ 2 vừa qua, khi Bộ trưởng Kinh
tế, Thương mại và Công nghiệp Koichi Hagiuda, người hiện đang ở Jakarta, gặp
Tasrif.
"Nhập khẩu than từ Indonesia
rất quan trọng đối với nguồn cung điện ổn định của Nhật Bản", Hagiuda cho
biết trong cuộc họp. và cho biết thêm : "Tôi đến đây để tìm một giải pháp”.
Hãng thông tấn Yonhap mới đây cũng đưa tin, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yeo Han-koo gần đây đã có cuộc gặp trực tuyến với người đồng cấp Indonesia Muhammad Lutfi, nêu quan ngại về lệnh cấm và yêu cầu khởi động lại các chuyến hàng than nhanh chóng.
Theo Nikkei