Theo đó lệnh cấm này sẽ được áp dụng đối với các loại dầu cọ đã tinh chế, tẩy trắng và khử mùi mà không bao gồm loại dầu cọ thô.

Dầu cọ là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Indonesia. Giá của loại hàng hóa này đã tăng vọt kể từ cuối năm ngoái, và vẫn đang tiếp tục xu hướng tăng khi cuộc xung đột giữa Ukraine – Nga vẫn đang diễn ra.

Dầu cọ thô chiếm phần lớn các mặt hàng xuất khẩu liên quan đến dầu cọ của Indonesia.

Tuần trước, Tổng thống Widodo cho biết lệnh cấm đối với các lô hàng "dầu ăn cũng như các nguyên liệu thô của dầu ăn" sẽ có hiệu lực vào thứ 5 ngày 28/04 và chưa xác định thời hạn kết thúc

Sau quyết định của tổng thống Widodo, giá chỉ số hàng hóa trên sàn giao dịch phái sinh của Bursa Malaysia đã tăng khoảng 6% vào thứ 2 lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 3.

Lệnh cấm được đưa ra trong bối cảnh Indonesia đối phó với những tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine – Nga đã khiến giá lương thực trên khắp thế giới tăng vọt.

Chỉ số giá lương thực do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc tổng hợp vào tháng 3 cho thấy mức tăng đáng kể trên toàn diện rộng đối với mọi thứ, từ ngũ cốc đến đường, đẩy giá trung bình toàn cầu tăng 12,6% so với tháng 2.

Bhima Yudhistira, một nhà kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Luật và Kinh tế có trụ sở tại Jakarta, cho biết: “Chính sách cấm xuất khẩu này chưa được chuẩn bị và chưa được truyền thông tốt”. "Nếu dầu cọ thô không bị cấm xuất khẩu sau thông báo, có thể sẽ ảnh hưởng tới các nhà sản xuất dầu đã qua tinh chế”

Theo Nikkei