Hà Nội dự kiến sẽ có một sân bay khác ở phía đông nam thành phố trong giai đoạn 2030-2050 để giảm bớt áp lực từ sân bay quốc tế Nội Bài hiện nay.

Kế hoạch này được đưa ra trong đề xuất mới nhất của Bộ Giao thông Vận tải về quy hoạch cảng hàng không cả nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong khi đó, Bộ Xây dựng sẽ tập trung vào việc mở rộng Nhà ga T2 Nội Bài để phục vụ 15 triệu lượt khách / năm, cùng với việc xây dựng đường băng số 3 và nhà ga T3 ở phía nam sân bay Nội Bài.

Bộ cũng nêu sự cần thiết phải sớm hoàn thành sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với công suất 25 triệu khách / năm và nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với công suất 20 triệu khách / năm.

Bên cạnh việc xây dựng và nâng cấp các sân bay lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Long Thành), Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục đảm bảo khai thác hiệu quả 22 sân bay hiện có và 6 sân bay mới.

Điều này sẽ nâng tổng số sân bay của Việt Nam lên 28 sân bay với tổng lượng thông qua 278 triệu hành khách vào năm 2030, 14 trong số đó là các sân bay quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc), còn lại dành cho các chuyến bay nội địa (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát , Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Mê Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo).

Giai đoạn 2021-2030, mạng lưới cảng hàng không tại Việt Nam sẽ được hình thành theo mô hình đầu mối, cảng hàng không với hai đầu mối chính là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giúp cả nước thực hiện mục tiêu đảm bảo 95% dân số nằm trong bán kính 100 km sân bay vào năm 2030.

Nhìn chung, Việt Nam sẽ từng bước nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng không, bao gồm các trung tâm hậu cần, cơ sở huấn luyện và bảo dưỡng bay, để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng và đạt tiêu chuẩn khu vực.

Bên cạnh đó, sân bay quốc tế Hải Phòng được thiết lập để thay thế sân bay quốc tế Cát Bi sau năm 2030. Đến năm 2050, Việt Nam sẽ có 29 sân bay với một sân bay nội địa khác là Cao Bằng.

Các sân bay mới sẽ được xây dựng ở các vùng sâu, vùng xa, vùng cao và hải đảo như Điện Biên, Côn Đảo, Sa Pa, Pleiku, trong khi việc mở rộng các sân bay hiện có là sân bay Phan Thiết và Thọ Xuân nhằm đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Bộ Tài chính ước tính sẽ cần khoảng 400 nghìn tỷ đồng (17,67 tỷ USD) để phát triển cơ sở hạ tầng hàng không, tương đương 22% tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực giao thông vận tải, vốn cần được huy động thông qua ngân sách nhà nước và các nguồn tư nhân.

Bộ lưu ý: “Việt Nam ưu tiên các nguồn lực xã hội cho việc xây dựng các sân bay mới, đặc biệt là thông qua hình thức đối tác công tư (PPP)."

Trong khi đó, các tỉnh / thành phố địa phương sẽ được trao nhiều quyền hơn trong việc huy động các nguồn lực để mở rộng các sân bay hiện có trên địa bàn. 

Lược dịch: D. Thảo

Nguồn: HNTimes