Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động rất mạnh trong tuần giao dịch từ 23-29/6. Trong khi hầu hết các mặt hàng nhóm kim loại và nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá thì nhóm năng lượng và nông sản chịu sức ép lớn. Kết thúc tuần giao dịch, lực bán chiếm áp đảo đã kéo chỉ số MXV-Index lao dốc 3,3% xuống còn 2.213 điểm.
Dẫn dắt đà khởi sắc của toàn thị trường, nhóm kim loại
gây chú ý khi khép lại tuần giao dịch khi toàn bộ 10 mặt hàng đón nhận lực mua
tích cực. Nổi bật, giá tăng vọt hơn 6% trong tuần qua, đạt mức 1.340 USD/ounce,
đánh dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp. Đây cũng là vùng giá cao nhất trong vòng gần
11 năm qua.
MXV cho biết kể từ đầu tháng 6, giá bạch kim đã vượt mốc
1.200 USD/ounce lần đầu tiên sau 4 năm và kể từ phiên giao dịch ngày 24/6 cho tới
nay, giá bạch kim đã neo tại vùng giá cao kỷ lục 1.300 USD/ounce. Nguồn cung
đang có dấu hiệu ngày càng thắt chặt đã hỗ trợ cho đà tăng cho mặt hàng này.
Tại Nam Phi, quốc gia chiếm hơn 70% sản lượng bạch kim
toàn cầu, hoạt động khai thác tiếp tục gặp nhiều khó khăn do chi phí điện tăng
cao và hạ tầng vận tải kém hiệu quả. Theo dự báo của Hội đồng Đầu tư Bạch kim
Thế giới (WPIC), sản lượng bạch kim của nước này trong năm nay dự kiến giảm 6%,
xuống còn 3,9 triệu ounce.
Trong khi đó, nhu cầu bạch kim từ ngành trang sức trên
toàn thế giới trong năm nay được kỳ vọng tăng 5%, đạt 2,1 triệu ounce. Thị trường
bạch kim toàn cầu năm nay dự kiến tiếp tục đối mặt với thâm hụt khoảng 966.000
ounce, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp cán cân cung – cầu rơi vào trạng thái mất
cân đối nghiêm trọng.
Theo MXV, hiện xu hướng giá bạch kim đang nghiêng về khả
năng tăng trong ngắn hạn và trung hạn, nhưng vẫn còn tồn tại rủi ro có điều chỉnh
trong dài hạn.
Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá rằng trong dài hạn, môi
trường lãi suất cao tại Mỹ có thể tạo áp lực lên nhu cầu công nghiệp đối với bạch
kim, khi chi phí vay tăng cao làm giảm động lực mở rộng sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, theo dữ liệu của Hội đồng Đầu tư bạch kim thế
giới (WPIC), nhu cầu bạch kim trong lĩnh vực ô tô toàn cầu cũng được dự báo sẽ
suy giảm. Theo dự kiến, năm 2025, nhu cầu bạch kim từ ngành ô tô sẽ giảm 2%, xuống
còn khoảng 3 triệu ounce. Bạch kim chủ yếu được sử dụng trong bộ xúc tác khí thải
của các dòng xe diesel, xăng và hybrid (PHEV). Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ
của xe điện trong những năm gần đây đang thu hẹp thị phần của các dòng xe truyền
thống, qua đó làm giảm nhu cầu sử dụng bạch kim trên thị trường toàn cầu.
MVX