1. Kim loại đắt nhất thế giới Rodi (Rhodium)

Rhodium chính là kim loại đắt nhất và cũng hiếm nhất trên thế giới. Giá cho mỗi ounce rhodium hiện tại ở mức khoảng 10.300 USD/ounce. Tại sao kim loại Rhodium lại đắt tới vậy? Vì trong tự nhiên, Kim loại rhodium là kim loại hiếm nhất của nhóm bạch kim, khi chỉ xuất hiện ở khoảng 0,000037 phần triệu vỏ Trái Đất.

Rodi với hệ số phản xạ Cao. Nó có tính dẫn điện / Dẫn nhiệt cao nhất trong số các loại kim loại thuộc nhóm Platin (PGM), có màu trắng Bạc, Cứng và Bền, Rất dễ kéo sợi. Rodi không bị gỉ trong số tất cả những dung dịch ngậm nước. Gồm cả các Axít vô cơ ngay khi cả tại nhiệt độ cao. Chính vì vậy rhodium là Kim loại qúy nhất thế giới.


Ứng dụng của Rodi

Rodi thường dùng như chất pha chế dùng để tạo hợp kim đối với bạch kim và dạng hợp kim đó, kim loại này được sử dụng trong ngành công nghiệp điện và ngành công nghiệp chế tạo thủy tinh.

Rhodium hiện nay có vai trò quan trọng, trong những ngành công nghiệp ô tô và còn lại được dùng để sản xuất vật kính, Gương và những đồ trang sức, Tiếp điểm điện và một số động cơ tuốc pin máy bay.

2. Kim loại Indi (Indium Metal)

Indi (Indium) là kim loại hiếm, tính mềm, dễ nóng chảy, thuộc dạng kim loại tinh khiết; không độc hại. Ở dạng kim loại nguyên chất, khi bị uốn cong thì kim loại phát ra tiếng răng rắc. Indi xếp thứ 61 về mức phổ biến ở trong vỏ Trái Đất, điều đó có nghĩa là chúng có nhiều gấp ba lần kim loại bạc. Indium Metal có giá khá cao vào khoảng 8.500.000đ/kg

Ứng dụng

Là kim loại tạo ra điện cực trong suốt, dùng trong màn hình tinh thể lỏng như (LCD). Là lớp bôi trơn cho vòng bi của tàu bay trong thời Đại chiến tranh thế giới lần 2. Hạt indi có kích thước nhỏ, nó được làm cực phát và cực thu của Tranzito biên hợp kim kiểu PNP. Có ứng dụng màng mỏng trở thành loại ứng dụng to lớn nhất của indi. Indi nguyên chất có giá thành khá cao.

3. Rheni (Rhenium)

Rhenium màu trắng Bạc và điểm nóng chảy cao, xếp thứ ba chỉ sau carbon và vonfram. Rhenium dạng bột, nhưng có thể củng cố được, bằng cách thiêu kết ép trong môi trường Hydro hay chân không. Rheni là một trong các nguyên tố quý hiếm nhất ở trong lớp vỏ Trái Đất. Cần xử lý 1 lượng lớn khoáng thạch có thể chiết ra 1kg kim hiếm rhenium.

Ứng dụng

Rheni thuộc Kim loại quý hiếm nhất thế giới, nó được sử dụng cho các ngành cơ khí, trong chế tạo máy móc có thể chịu nhiệt cao. Khoảng (70%) sản lượng kim loại Rhenium trên toàn cầu được sử dụng chuyên sản xuất những bộ phận của các động cơ phản lực. Những chất xúc tác của platinum – rhenium hỗ trợ trong sản xuất xăng octan cao không chì.

Hợp kim Rheni với Vonfram dùng để làm dây tóc bóng đèn điện tốt, Chế tạo pin nhiệt điện. Do thành phần của các điểm nóng chảy khá cao và có khả năng ở nhiệt độ cao. Rheni là kim loại không thể thiếu, trong Quá trình sản xuất cặp nhiệt điện, dùng để đo nhiệt độ cao ở môi trường không có bị oxy hóa.

4. Paladi (Palladium)

Paladi là kim loại có màu trắng bạc, có tỷ trọng riêng nhỏ. Đặc tính nổi bật là nhẹ nhất, nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong nhóm platin. Có khả năng hấp thụ hydro gấp 900 lần thể tích của nó. Không bị oxy hóa, trọng lượng nhẹ nên được kết hợp với vàng để làm vàng trắng.

Ứng dụng

Paladi được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp ô tô để chế tạo các bộ chuyển đổi xúc tác ngoài ra Palladium và các hợp kim chứa palladium có khả năng chống ăn mòn tốt, do đó chúng thường được sử dụng để sản xuất các phụ tùng cơ khí trong môi trường ẩm ướt hoặc ăn mòn, như các bộ phận của dụng cụ cơ khí thủy lực hoặc dụng cụ cơ khí được sử dụng trong ngành công nghiệp hóa học.

5.Iridi (Iridium)

Iridium là nguyên tố thuộc nhóm bạch kim, rất quý hiếm. Được phát hiện nhờ là phụ phẩm của quá trình sản xuất Platinum. Là nguyên tố có mật độ cao, trọng lượng cao thứ 2 chỉ thua osmi. Người ta giả thuyết rằng do nó quá nặng nên bị chìm xuống tầng dưới cùng của trái đất khi mọi thứ vẫn còn bị nóng chảy. Mật độ của nó cao hơn ở các thiên thạch nên giả thuyết vành đai Cretaceous–Paleogene chứa mật độ Iridium cao là nơi thiên thạch rơi xuống gây ra kỷ băng hà.

Iridi được xem là một trong những kim loại chống ăn mòn tốt nhất.

Ứng dụng

Iridium trước đây được sử dụng trong các sản phẩm như màn hình ti vi, máy tính nhưng hiện nay người ta đã tìm được giải pháp thay thế khiến nó ít được sử dụng hơn. Tuy nhiên hiện tại Iridium là thành phần sản xuất chính tinh thể lithium tantalate – Là bộ phận không thể thiếu để triển khai công nghệ 5G.

Iridium thực sự rất hiếm chỉ tìm được ở một số vành đai núi lửa cổ đại. Tỷ lệ tìm thấy kim loại này chỉ khoảng 0.001 phần triệu.

6. Ruteni (Ruthenium)

Ruthenium là một thành viên của họ bạch kim được khai thác ở Canada, Nga, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Các đặc tính có lợi của ruthenium là độ cứng và khả năng chống chọi với các yếu tố bên ngoài. Nó là một trong những kim loại hiếm nhất trên hành tinh. Vì những đặc tính này mà ruthenium thường được thêm vào bạch kim để tăng độ cứng. Tương tự, nó đôi khi được thêm vào paladi để làm hợp kim mạnh hơn. Một trong những ứng dụng chính của kim loại này là mạ các tiếp điểm điện. Ruthenium và những hợp chất có chứa Ruthenium có khả hấp thụ ánh sáng, nên cũng được sử dụng trong sản xuất các hệ thống Pin mặt trời.

7. Osimi (Osmium)

Đây là một kim loại cực kỳ hiếm. Ba quốc gia mà hầu hết Osmium trên thế giới được khai thác là Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Nga. Kim loại này cực kỳ khó chế tác vì nó là kim loại cứng có nhiệt độ nóng chảy cao. Có nhiều cách sử dụng khác nhau cho kim loại này, nhưng nó được sử dụng phổ biến nhất để làm cứng các hợp kim. Tiếp điểm điện và dây tóc.


8. Bạch kim (Platinum)

Bạch kim kim loại là kim loại quý hiếm, nó có màu trắng xám, rất khó bị ăn mòn, có nhiệt độ nóng chảy đạt 3215 độ F. Ở dạng tinh khiết kim loại Platinum nó màu trắng bạc, độ sáng bóng.


Chính tính linh hoạt của bạch kim đã khiến nó trở thành một trong những kim loại quý được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Bạch kim được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực đồ trang sức, hàng không và nha khoa. Một trong những đặc tính hữu ích nhất của bạch kim là tính dễ uốn dẻo cao. Bạch kim thường được sản xuất ở Nam Phi, Canada và Nga. Trước đây, kim loại này có giá trị cao hơn vàng, nhưng hiện tại chúng đã đổi chỗ cho nhau về giá trị.

9. Vàng (Gold)

Vàng là kim loại thuộc top 10 kim loại đắt nhất thế giới, có màu vàng, tuy nhiên, khi cắt nhuyễn đôi khi có màu đen; hồng ngọc hoặc tía; mềm, khá dễ uốn, dễ dàng dát mỏng và chiếu sáng.

Vàng và kim loại hợp kim vàng dùng nhiều nhất trong những ngành trang sức, tiền kim loại.


Vì có tính dẫn điện tốt, có tính ăn mòn cao và kết hợp vật lý tính và hóa tính khác, Vàng vượt trội vào cuối Thế kỷ (XX), Là loại kim loại trong công nghiệp thiết yếu.

Vàng cũng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y học. Ngoài ra, Kim loại Vàng là chất phản xạ tốt với các bức xạ điện từ do đó, kim loại này được dùng làm  lớp phủ bảo vệ trong vệ tinh nhân tạo, tấm bảo vệ nhiệt độ hồng ngoại và Mũ của những nhà các du hành vũ trụ.

Vàng là một trong những kim loại được săn lùng nhiều nhất trên thế giới và vẫn giữ được giá trị ngay cả trong thời kỳ bất ổn kinh tế và chính trị. Các quốc gia sản xuất vàng lớn nhất là Nam Phi, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc và Nga.

10. Bạc (Silver)

Các nhà sản xuất bạc lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Mexico và Chile. Trong tất cả các kim loại, bạc có tính dẫn nhiệt và dẫn điện tốt nhất cùng với điện trở tiếp xúc thấp nhất. Vì vậy bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trong số các kim loại đắt nhất thế giới.


Bạc được ứng dụng rộng rãi làm đồ trang sức, nhiếp ảnh, nha khoa, pin, tiền đúc và mạch điện. Ngoài ra, nó có nhiều ứng dụng công nghệ như kiểm soát mùi và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn do đó nó cũng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp bao bì dành cho thực phẩm và Bạc cũng là nguyên liệu phổ biến nhất trong ngành sản xuất thiết bị điện tử.