Nguyễn Quốc Thịnh hay còn có biệt danh khác là Thinh Chocolate, vốn được biết là Stylist 9X , Nhà thiết kế, Art director có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành truyền thông và thời trang. Ngoài ra, anh còn là Co-Founder của thương hiệu KHANRAN By Nguyen Quoc Thinh , Rằn Rằn Garden. Anh từng tham gia vào công việc sáng tạo cùng Tạp chí Mốt Việt Nam và cộng tác cùng một số dự án thuộc các ấn phẩm danh tiếng khác như Heritage của Vietnam Airlines và Harper's Bazaar VN.

Và đã ba năm trôi qua, kể từ trong một cuộc phỏng vấn ngắn dịp cuối năm thì rất ít lần có cơ hội để ngồi lại trò chuyện thêm về lĩnh vực thời trang và câu chuyện làm nghệ thuật cùng nhân vật Nguyễn Quốc Thịnh; song, may mắn thay, với lần quay trở lại này, ký giả Vnindustry lại có cơ hội trò chuyện cùng anh nhưng sẽ không chọn chủ đề về kinh doanh thời trang mà nằm ở câu chuyện stylist. Cụ thể là khía cạnh Editorial stylist và Commercial stylist. Một lĩnh vực rộng mở mà nhiều người trong giới artist đánh giá anh là gương mặt stylist có thực lực và giàu đam mê.

Cơ duyên nào đưa bạn đến với vai trò Editorial stylist?

Công việc stylist chỉ là nghề tình cờ thuở sinh viên khi tôi tham gia làm vài bộ hình cùng một số người mẫu – lúc đó cũng là người trẻ dạo chơi thử sức với nghề nên còn khá non tay; bởi ngành học chính của tôi là Hàn Quốc học. Tôi cũng chẳng có ý định theo đuổi nghề này dài lâu; vì cũng giống như các bạn trẻ khác, học, tốt nghiệp, ra trường đi xin việc đúng với ngành của mình đã học nhưng chỉ trong thời gian một năm thì tôi quyết định tạm khép lại công việc liên quan đến ngành Hàn Quốc học và theo đuổi lĩnh vực thời trang, công việc stylist, nghệ thuật tiến xa hơn nữa là hợp tác cùng các tạp chí chuyên về thời trang xa xỉ để cùng ekip phối hợp sản xuất các bộ ảnh look book, cũng như ảnh bìa đến thời điểm hiện tại.

Còn Commercial stylist thế nào?

Thời gian ban đầu, tôi chỉ cộng tác làm cũng các bạn người mẫu, celeb, các bạn trẻ và đối lượng có điều kiện cho chi tiêu, nhưng chỉ gói gọn trong phạm vi nhỏ hẹp. Dần dần theo thời gian, tôi bắt đầu chuyển dần sang Editorial stylist, vì tôi khá hứng thú với công việc làm sáng tạo trong môi trường cao cấp hơn. Mỗi lần làm cùng các nhãn hàng lớn, trước đó, tôi đều nhận một project. Tôi có thời gian để nghiên cứu và tìm tòi. Thế nên , nếu thích hợp với concept đó là nhận lời ngay và liền.

Bạn hãy chia sẻ những trải nghiệm ở từng vai trò Commercial stylist và Editorial stylist?

Mỗi thể loại đều có những màu sắc khác nhau. Đối với Commercial stylist đòi hỏi bạn phải làm việc cùng nhãn hàng, những chương trình quảng cáo TVC, những dự án, những ý tưởng mong muốn của nhãn hàng đưa ra để bạn thực hiện, và khía cạnh này chuyên về sản phẩm tiêu dùng, dễ tiếp cận và tạo cảm giác thoải mái nhất, thân thiện nhất cho thị giác người xem.

Còn Editorial stylist, làm việc tại các tòa soạn tạp chí để sản xuất hình ảnh trong các ấn phẩm thời trang; sản xuất hình ảnh mỹ thuật theo định hướng thời trang cao cấp. Lên ý tưởng về trang phục và làm việc trực tiếp cùng giám đốc hình ảnh, giám đốc sáng tạo của tạp chí. Fashion stylist cũng có khả năng lên ý tưởng cho một bộ hình thời trang cho khách hàng, đối tác của tạp chí hay ở bên ngoài. Lợi thế lớn nhất của fashion stylist làm cho tạp chí là tôi có mối quan hệ thân thiết với các nhiếp ảnh gia, chuyên gia trang điểm hàng đầu trong ngành thời trang.

Tựu trung, tôi có thể cân bằng được trong sáng tạo và thương mại để đảm bảo tiến độ công việc một cách khoa học.

Bạn có dành nhiều thời gian để xem các kho lưu trữ từ các Tạp chí thời trang Việt Nam?

Tất nhiên là có! Nhưng không hoàn toàn hướng đến kho lưu trữ Tạp chí ở Việt Nam, tôi tham khảo rất nhiều xu hướng và concept từ các tạp chí danh tiếng quốc tế. Không chỉ là tạp thời trang, tôi còn cập nhật các thông tin, tin tức ngoài luồng về quần áo. Bởi thời trang là một khái niệm rộng lớn phản ảnh liên quan đến văn hóa – xã hội, thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, kinh tế, chính trị,... Nếu bạn là một người làm việc trong môi trường fashion media thì các yếu tố bên ngoài luồng thời trang và dòng chảy thời trang cộng hưởng tiếp thu tốt sẽ giúp bạn có cái nhìn thật khác để hoạt động.


Công việc Editorial stylist không phải là công việc mang lại nguồn tài chính tốt? Bằng cách nào bạn có thể cân đối tài chính cá nhân?

Tôi nghĩ tất cả công việc đều sẽ mang lại nguồn tài chính tốt. Tốt hay không là nằm ở cách cân bằng chi tiêu của mỗi người. Mỗi một thể loại đều có một giá trị riêng biệt, và mỗi một đơn vị đều có chi phí phù hợp mang tính tương đối khác nhau. Không chỉ riêng ngành stylist, nhiều ngành nghề khác cũng dành thêm thời gian nhỏ tìm cách để tạo thêm nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Chẳng ai chịu dừng chân để chết với một nguồn thu cố định.

Hiện nay, có nhiều thương hiệu khẳng định, rằng các Tạp chí thời trang chỉ chụp từ đầu đến chân. Đó có phải là những điều bạn đang thấy; và điều đó có tác động gì đến Tạp chí và khả năng Sáng tạo của nhóm?

Mỗi người đều có quan niệm khác nhau về cái đẹp, về màu sắc trong thời trang. Đẹp từ đầu đến chân, cao cấp đến đâu không quan trọng bằng cách đặt chúng đúng chỗ, đúng thời điểm. Nếu sắp đặt đúng thì điều đó sẽ trở thành điểm sáng. Và tôi không có bất kỳ ý kiến nào với các quan điểm tiêu cực đưa ra nhằm hạ bệ người khác, tôi chỉ chú tâm và làm tốt công việc của riêng mình - giữ một tâm hồn được đơn giản hóa bởi thế giới xung quanh vốn dĩ đã quá phức tạp. Tôi không muốn mình phức tạp như thế - điều đó khiến tôi mất đi xúc cảm khi làm công việc Sáng tạo.

Còn khi làm việc cùng nhóm thì nhóm đó phải có khả năng sáng tạo, tương tác tốt, có cái nhìn khách quan với mọi vật xung quanh, có thể nắm bắt được xu hướng đang diễn ra, cũng như cân bằng được sắc màu của nhóm.

Khi bạn tạo ra một bộ ảnh mix & match, bạn có gặp những trường hợp các thương hiệu phàn nàn về sản phẩm của họ dưới bàn tay của bạn?

Rất ít trường hợp phàn nàn, vì trước khi bắt tay làm việc, tôi, ekip, đơn vị lãnh đạo hay cùng với nhãn hàng,... tất cả đều đã có những cuộc thảo luận về thông điệp lẫn concept rất kỹ nhằm đưa ra phương án tốt nhất ở chặng cuối nên xác suất mắc lỗi gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu rất nhỏ, thậm chí là chưa xảy ra – tính đến thời điểm hiện tại.


Sự sáng tạo sẽ càng trở nên quan trọng hơn khi công nghệ san bằng sự phân chia văn hóa, và định hướng nghệ thuật trở thành điểm mấu chốt của sự khác biệt. Các editorial trẻ nên có quan điểm cá nhân nhưng cũng đồng thời tưởng tượng mình trong vai trò của người khác, để hình dung càng nhiều góc nhìn càng tốt. Vai trò này rất đa dạng và đòi hỏi đầu vào sáng tạo ở mọi cấp độ. Bạn nghĩ đối với vai trò Commercial stylist và Editorial stylist, bạn có thường lắng nghe các ý kiến phản hồi xung quanh?

Mặc dù đúng là sự tác động của ảnh bìa hiện là toàn cầu, nhưng chúng tôi không được quên rằng thị trường của chúng tôi là địa phương và đó phải là ưu tiên. Một nỗ lực trống rỗng để tranh giành lượt thích trên Instagram có thể gây nguy hiểm cho mức độ liên quan đối với độc giả địa phương. Điều quan trọng là phải nhất quán với hai thực tế, nhận thức được ai là người đọc chúng ta và ai nhìn thấy chúng ta ở cấp độ địa phương và toàn cầu.

Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ thường lắng nghe các ý kiến xung quanh. Mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn, đa dạng hơn, màu sắc hơn khi có sự chia sẻ và kết nối. Hơn hết là tiếp thu nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng, và cái tôi riêng trong công việc làm Sáng tạo.


Điều mà bạn học được khi tham gia cộng tác với các Tạp chí thời trang trong nước và cả hiện tại?

Đó là sự chuyên nghiệp, chỉn chu trong tất cả mọi thứ. Bởi đó là một ấn phẩm có tính nghệ thuật và thị trường, ấn phẩm có lượng độc giả hầu như là giới có học thức thuộc tầng lớp trung lưu đến thượng lưu và các bạn trẻ khao khát về cái đẹp.

Đối tượng lớn nhất ngày hôm nay đối với ngành báo chí là trực tuyến. Điều đó khiến bạn suy nghĩ lại về vai trò của báo in như thế nào?

Tôi nghĩ rằng các tạp chí tốt nhất có một dịch vụ kỹ thuật số tuyệt vời và chúng hoạt động song song cùng nhau. Về yếu tố tạo nên một câu chuyện kỹ thuật số hay, bạn có thể nói rộng hơn. Bạn có thể bao quát nhiều khoảnh khắc văn hóa đại chúng hơn và đó cũng là một cách tuyệt vời để nhóm tương tác hàng ngày. Đôi khi mọi người chịu trách nhiệm ở các bộ phận khác nhau, và tôi cảm thấy rằng kỹ thuật số đã thực sự thống nhất đội ngũ lại với nhau nhiều hơn trước.

Bạn có lời chia sẻ gì đối với những bạn trẻ đam mê muốn bước chân vào công việc stylist hào nhoáng, thú vị nhưng cũng rất nhiều chông gai?

Mọi người thường nói: “Bạn sẽ không bao giờ có thể biết trước được điều gì ở tương lai cả!”. Tôi cũng vậy!! Và xuất phát điểm của tôi là sinh viên và cử nhân ngành Hàn Quốc học, mọi thứ đến với lĩnh vực stylist, đến với media đều không nằm sẵn trong dữ liệu vạch sẵn từ trước của tôi. Sự tình cờ, hứng thú và dần đam mê là động lực khiến tôi phải chuyển hướng đến với lĩnh vực Sáng tạo. Chỉ có ở môi trường này tôi mới tìm được chính bản thân, có thể vùng vẫy đưa cái tôi của mình mà không có một quy tắc nào kìm kẹp nhưng vẫn được thừa nhận.

Song song, sự lắng nghe cũng như bằng những kỹ năng tích lũy theo thời gian, nỗ lực học hỏi, cố gắng tìm hiểu từ các tài liệu học thuật và trau dồi từ các lớp anh chị đi trước chính là hành trang để tôi hoàn thiện thêm không chỉ cho công việc mà còn nằm ở đời sống cá nhân. Có lẽ tôi là tuýp người xác định được mình muốn gì, biết gì và quyết tâm đạt được bằng cách lao động hăng say. Cứ lao vào, cứ làm bằng chính niềm đam mê thì thời gian sẽ là câu trả lời thỏa đáng thay cho tất cả.

 Cảm ơn với những lời chia sẻ của Quốc Thịnh!

Ban biên tập Vnindustry