Trong năm 2016, thị trường tiêu dùng Việt Nam bắt đầu có sự xâm nhập mạnh mẽ về hệ thống logistics trên nền  sàn giao dịch kỹ thuật số; với sự phát triển như: Tiki, Shopee, Lazada, Postmart. Tuy nhiên, trong đợt đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại và những chỉ thị gắt gao từ Chính phủ đưa ra nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh vừa qua thì... nhiều nhận định đã cho rằng, chuỗi logistics trên các sàn giao dịch đang “bị đứt gãy” nghiêm trọng khi nhiều khách hàng muốn mua sắm trong đợt giãn cách xã hội không thể đặt hàng theo yêu cầu.

 

Liệu hệ thống e- logistics t ở Việt Nam đang gặp phải  lỗ hổng lớn ngay lúc này?

Có thể nói, tính chất sàn thương mại điện tử tập trung vào mô hình B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng) và C2C (giữa người tiêu dùng với nhau). Đó là lấy số lượng người dùng đang hoạt động làm cơ sở; thay vì khối lượng hàng hóa. Vì thế, hệ thống vận chuyển của e-logistics hướng đến việc đa dạng hóa hình thức vận chuyển, giúp hai bên mua – bán chủ động việc lựa chọn.

Bên cạnh đó, lượng đơn đặt mua hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, Postmart... trong 3 tháng vừa qua tăng gấp 3 - 4 lần so với mức bình thường, nhân viên giao nhận hàng hóa lại bị hạn chế hoạt động vận chuyển vào vùng dịch. Hơn nữa, nhiều điểm giao nhận hàng hóa nằm trong khu vực phong tỏa cũng khiến các sàn thương mại điện tử thiếu điểm giao nhận hàng hóa.

Phản ánh của đại diện sàn thương mại điện tử Voso.vn và Sendo cũng chỉ ra việc các đơn vị cung ứng, vận tải trong quá trình giao vận gặp khó, khi một số kho bãi nằm trong khu vực bị hạn chế đi lại do giãn cách xã hội nên không thể tập kết, phân luồng hàng hóa dẫn đến thiếu hụt nguồn cung tạm thời. Ngoài ra, các đơn vị cung ứng, vận tải cũng gặp khó khăn trong việc giao vận như một số kho bãi nằm trong khu vực phong tỏa hay việc gia tăng đột biến nhu cầu cho một số loại hàng hóa cũng chung cảnh ngộ trên.

Điều đó, nếu nói là đứt gãy chuỗi cung ứng là chưa chính xác. Khi các sàn giao dịch điện tử này thích nghi tốt với các chỉ thị giãn cách, tốc độ giao hàng sẽ được tính toán chính xác hơn và công việc của nhân viên giao hàng sẽ dần ổn định theo.


 


Song song, sau khi đại dịch Covid-19 qua đi, các sàn giao dịch điện tử trên sẽ đúc kết thêm kinh nghiệm và thiết lập “công nghệ trí thông minh nhân tạo AI” cho hệ thống e-logistics. AI sẽ cho phép các nhà hoạch định chuỗi cung ứng đưa ra các quyết định chiến lược, hướng tới tương lai hơn và dành ít thời gian hơn cho việc giải quyết vấn đề phản ứng. Những nhà lập kế hoạch này sẽ dẫn đầu trong việc di chuyển một mô hình vận hành chuỗi cung ứng truyền thống, không linh hoạt và chậm chạp, sang một mô hình năng động mới với phân khúc đầu cuối thực sự.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể theo kịp; cần thời gian và tiền bạc để phát triển và triển khai các giải pháp AI và điều này sẽ nằm ngoài khả năng của một số doanh nghiệp. Một số nhà bán lẻ lớn hơn, có nguồn lực tốt đã hợp tác với các công ty chuyên môn để phát triển các công cụ tùy chỉnh được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của họ. 


Theo nghiên cứu trong năm 2020 của KPMG “Phát triển mạnh mẽ trong Thế giới AI”. 81% người được hỏi từ lĩnh vực bán lẻ cho rằng AI ít nhất là “hoạt động vừa phải” trong tổ chức của họ - tăng 29% phần trăm so với năm 2019. Có 69% người trả lời bán lẻ nói rằng họ tin rằng AI có thể mang lại “giá trị đáng kể hoặc hơn một chút” cho tổ chức trên sàn giao dịch của họ. 26% cho biết AI sẽ mang lại “mức giá trị mong đợi” và chỉ 5% cho rằng nó sẽ mang lại ít giá trị hơn. Song, có một số lo ngại về tốc độ thay đổi, với một số lãnh đạo doanh nghiệp cảnh bảo rằng, việc áp dụng nhanh chóng AI có thể tạo ra các vấn đề tương lai xung quanh đạo đức, quản trị và quy định. 9% số người được hỏi cho biết việc áp dụng AI đang diễn ra nhanh hơn mức cần thiết, 44% cho biết nó đang di chuyển với tốc độ thích hợp và 7% cho biết nó đang di chuyển chậm hơn mức cần thiết.

Tựu trung, AI sở hữu một sức mạnh lớn trong hệ thống e-logistics; song, vẫn chỉ là một công cụ. Để có thể đứng vững trong ngành giao dịch trực tuyến luôn thay đổi theo từng ngày thì các nhà điều hành cần trau dồi các kỹ năng cứng từ kiểm toán, đối soát, phân tích lộ trình và hành vi tiêu dùng, cũng như kỹ năng mềm trong khâu quản lý và chăm sóc khách hàng.

Bài: Phong