Mức giảm của PPI
trong tháng 6 tăng thêm 0,8 điểm phần trăm so với tháng 5. Theo lý giải từ chuyên
viên thống kê Dong Lijuan thuộc NBS cho rằng, sự sụt giảm là do giá cả của các hàng
hóa đầu vào giảm, bao gồm dầu mỏ và than đá, và cơ sở so sánh cao so với cùng kỳ
năm ngoái.
Trong tháng 6 đã
có 26 ngành trong số 40 ngành công nghiệp được khảo sát báo cáo giá giảm. PPI của
các ngành công nghiệp liên quan đến khai thác dầu khí, sản xuất hóa chất, khai
thác than ghi nhận mức giảm sâu nhất, từ 14,9% đến 25,6% so với tháng trước, các
ngành công nghiệp khai khoáng và luyện kim có mức giá giảm lần lượt là 16% và
7,2%.
Ngược lại chỉ số
giá sản xuất trong 1 số ngành như sản xuất máy bay, điện và sưởi ấm, dệt và may
mặc tăng nhẹ so với tháng trước đó.
Dữ liệu được NBS
công bố cũng cho thấy PPI trung bình trong nửa đầu năm 2023 của Trung Quốc cũng
đã giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Ngoài PPI, NBS cũng
báo cáo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - thước đo lạm phát tại Trung Quốc đã
về mức gần như bằng 0 trong tháng 6 vừa qua. Một chỉ báo cho thấy sự suy yếu
của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Theo NBS, giá thực
phẩm tăng 2,3%, trong khi giá của các mặt hàng phi thực phẩm giảm 0,6% so với
cùng kỳ năm ngoái. Lấy ví dụ, giá thịt lợn trong tháng 6 đã giảm 7,2% so với
cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá dầu giảm khiến chi phí vận chuyển rẻ. Những yếu
tố này đã kéo chi phí của giỏ hàng hóa thiết yếu xuống thấp.
Tăng trưởng kinh
tế của Trung Quốc ghi nhận sự chững lại đáng kể kể từ tháng 4 vừa qua, sau khi
nước này dỡ bỏ các quy tắc nghiêm ngặt về kiểm soát dịch COVID-19, trong khi đồng
Nhân dân tệ ở mức thấp nhất trong 7 tháng so với đồng USD, do xuất khẩu giảm.