Đức, Ý, Áo và Hà Lan đều đã phát đi tín hiệu rằng các nhà máy nhiệt điện than có thể giúp châu lục Già vượt qua cuộc khủng hoảng khiến giá khí đốt tăng cao và thêm vào đó là thách thức mà các nhà hoạch định chính sách đối mặt với lạm phát.

Chính phủ Hà Lan  ngày thứ 2 cho biết, họ sẽ dỡ bỏ giới hạn sản lượng tại các nhà máy năng lượng đốt than và sẽ kích hoạt giai đoạn đầu của kế hoạch chống khủng hoảng năng lượng.

Trong khi đó, Đan Mạch cũng đã bắt đầu bước đầu tiên của kế hoạch khẩn cấp nếu nguồn cung khí đốt từ Nga bị gián đoạn.

Ý đã tiến gần hơn đến việc tuyên bố tình trạng cảnh báo về năng lượng sau khi công ty dầu mỏ Eni (ENI.MI) cho biết họ được Gazprom (GAZP.MM) của Nga thông báo họ sẽ chỉ nhận được một phần trong đơn đặt hàng cung cấp khí đốt gửi vào hôm thứ 2.

Đức quốc gia được xem là anh lớn của Châu Âu, đã công bố kế hoạch mới nhất của mình để tăng mức dự trữ khí đốt và cho biết nước này có thể khởi động lại các nhà máy nhiệt điện than mà chính phủ nước này đã dự định loại bỏ.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, một thành viên của đảng Xanh, người luôn ủng hộ và thúc đẩy việc giảm phụ thuộc vào năng lượng than đá – loại nhiên liệu gây phát thải nhà kính nhiều nhất, chia sẻ  "Điều đó thực sự rất đau đớn, nhưng đây là điều cần thiết phải làm trong tình huống này để giảm lượng tiêu thụ khí đốt."

"Nhưng nếu chúng tôi không làm điều đó, thì chúng tôi sẽ phải đối mặt với nguy cơ các cơ sở dự trữ khí đốt sẽ không đủ để sưởi ấm cho mùa đông. Và khi đó chúng tôi sẽ gặp phải những thách thức rất lớn về mặt chính trị” vị bộ trưởng nhấn mạnh.

Nga hôm thứ 2 đã nhắc lại lời chỉ trích đối với châu Âu rằng phương Tây sẽ gặp nhiều sai lầm nếu vẫn tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phat với Moscow nhằm đáp trả hành động quân sự của Nga vs Ukraine.

Markus Krebber - Giám đốc điều hành của nhà sản xuất điện lớn nhất Đức RWE (RWEG.DE), cho hay giá điện có thể mất từ 3 đến 5 năm để giảm trở lại mức trước khi khủng hoảng quân sự xảy ra.

Các dòng khí đốt của Nga đến Đức thông qua đường ống Nord Stream 1, tuyến đường chính cung cấp cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vẫn hoạt động với khoảng 40% công suất vào thứ 2, mặc dù chúng đã tăng lên từ đầu tuần trước.

Ukraine cho biết các đường ống của họ có thể giúp lấp đầy bất kỳ khoảng trống nào về nguồn cung thông qua Nord Stream 1. Moscow trước đó cho biết họ không thể bơm thêm qua các đường ống mà Ukraine chưa đóng.

Eni và công ty tiện ích Đức Uniper (UN01.DE) nằm trong số các công ty châu Âu cho biết họ đang nhận được ít hơn lượng khí đốt của Nga theo hợp đồng, mặc dù lượng khí tồn kho của châu Âu vẫn đang lấp đầy - mặc dù tốc độ dường như đã chậm lại.

Theo ước tính được báo cáo vào hôm thứ 2, lượng khí đốt dự trữ đã được lấp đầy khoảng 54% và mục tiêu của của Liên minh Châu Âu là 80% vào tháng 10 và 90% vào tháng 11

Bộ Kinh tế Đức cho biết việc đưa các nhà máy nhiệt điện than trở lại có thể tăng thêm 10 gigawatt công suất trong trường hợp nguồn cung cấp khí đốt không đủ đáp ứng các nhu cầu.

Cùng với việc chuyển hướng quay trở lại than, các biện pháp mới nhất của Đức bao gồm một hệ thống đấu giá nhằm khuyến khích ngành công nghiệp tiêu thụ ít khí đốt hơn và trợ giúp tài chính cho nhà điều hành thị trường khí đốt của Đức, thông qua công ty cho vay nhà nước KfW (KFW.UL), để lấp đầy kho khí đốt nhanh hơn.

Chính phủ Áo đã đồng ý với cơ quan tiện ích Verbund (VERB.VI) vào ngày chủ nhật để chuyển đổi một nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí đốt sang than nếu quốc gia này phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp về năng lượng. OMV (OMVV.VI) cho biết vào thứ 2.

Trong khi đó, Hà Lan sẽ dỡ bỏ giới hạn sản lượng tại các nhà máy năng lượng đốt than để bảo đảm dự trữ khí đốt trước những động thái cắt giảm nguồn cung cấp cho châu Âu của Gazprom. Bộ trưởng năng lượng Hà Lan Rob Jetten, người đưa ra thông báo hôm thứ 2, cho biết chính phủ cũng đã kích hoạt tình trạng "cảnh báo sớm" trong một kế hoạch gồm 3 phần nếu khủng hoảng năng lượng diễn ra.

Tuần trước, công ty Gazprom do nhà nước kiểm soát của Nga đã cắt giảm công suất của Nord Stream 1, với lý do việc trả lại thiết bị bị trì hoãn bởi Siemens Energy (SIEGn.DE) của Đức ở Canada.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Chúng tôi có khí đốt, và hãng đã sẵn sàng để được giao, nhưng châu Âu phải trả lại thiết bị, những thiết bị này sẽ được sửa chữa theo nghĩa vụ của họ”.

Các quan chức Đức và Ý cho rằng Nga đang sử dụng điều này như một cái cớ để cắt giảm nguồn cung.

Ủy ban kỹ thuật về khí đốt của Ý dự kiến ​​sẽ họp vào thứ 3, và cho biết họ có thể ban bố tình trạng cảnh báo cao độ về khí đốt trong tuần này nếu Nga tiếp tục hạn chế nguồn cung.

Các động thái trên được đánh giá là sẽ kích hoạt các biện pháp giảm tiêu thụ, bao gồm sản lượng khí đốt cho các nhà sản xuất công nghiệp, tăng cường sản xuất tại các nhà máy điện than và yêu cầu nhập khẩu nhiều khí đốt hơn từ các nhà cung cấp khác theo các hợp đồng hiện có.

Theo Reuters