1.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở
ngưỡng 88,91 USD/thùng - giảm 3,14%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức
95,08 USD/thùng - giảm 2,9%.
Giá
dầu giảm do những lo ngại về suy thoái kinh tế và tình trạng bùng phát dịch
Covid-19 ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về triển vọng nhu cầu tiêu thụ nhiên
liệu và lấn át những lo ngại về nguồn cung.
2.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu
thế giới trong năm tới khi Tổng thống Biden chỉ trích các công ty dầu mỏ không
tăng cường nguồn cung, trong khi OPEC+ vào tháng trước đã cắt giảm mục tiêu sản
lượng 2 triệu thùng/ngày.
EIA
đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2023 thêm 320.000
thùng/ngày xuống 1,16 triệu thùng/ngày, trong khi nâng mức tăng trưởng nhu cầu
dầu năm 2022 thêm 140.000 thùng/ngày lên 2,6 triệu thùng/ngày, theo Triển vọng
Năng lượng Ngắn hạn được công bố ngày 8/11.
3.
Ủy ban châu Âu mới đây cho rằng không có cách nào để tạo ra trần giá khí đốt như
yêu cầu trước đó của các nhà lãnh đạo EU. Thay vào đó, EC đã đề xuất một
"cơ chế điều chỉnh thị trường".
Theo
EC, không có cách nào để giới hạn giá khí đốt mà không ảnh hưởng đến các hợp đồng
dài hạn hiện có. Ý tưởng ban đầu về giới hạn giá khí đốt nhập khẩu vào Liên
minh châu Âu ban đầu được đề xuất bởi một số thành viên EU, bao gồm Bỉ, Hy Lạp,
Ý và Ba Lan.
4.
Trả lời phòng vấn kênh truyền hình TRT Haber, Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ
Fatih Donmez nói rằng, nước này đã bắt đầu chi trả một phần bằng đồng ruble cho
lượng khí đốt nhận được từ Nga. Trong những tháng tới, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng tỷ lệ
thanh toán bằng đồng ruble cho khí đốt của Nga.
Thổ
Nhĩ Kỳ không nằm trong danh sách quốc gia "không thân thiện" của Nga,
nhưng cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều đã cố gắng thúc đẩy thương mại song phương bằng
đồng nội tệ trong nhiều năm qua.
5.
Theo một nghiên cứu mới từ Clarkson Research Services, Ltd. được Bloomberg
trích dẫn, nhu cầu đối với các tàu chở sản phẩm dầu sẽ tăng vọt vào năm tới lên
mức cao chưa từng thấy trong ba thập kỷ qua.
Tổ
chức nghiên cứu dự báo rằng số tấn dặm ( khối lượng hàng hóa nhân với quãng đường
mà hàng hóa đi qua) sẽ tăng trong năm tới khoảng 9,5% - mức tăng hàng năm lớn
nhất kể từ năm 1993.
Theo
PTT