Chính phủ
ba nước trên ủng hộ các cam kết tự nguyện ràng buộc đối với cả các nhà cung cấp
AI lớn và nhỏ ở Liên minh châu Âu (EU).
Ủy ban
châu Âu, Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu hiện đang đàm phán về cách để EU
tự định vị trong lĩnh vực mới này.
Nghị viện
châu Âu đã trình bày "Đạo luật AI" hồi tháng 6/2023, với mục đích
ngăn chặn rủi ro từ các ứng dụng AI và tránh các tác động phân biệt đối xử, mà
không làm chậm sức mạnh đổi mới của công nghệ này ở châu Âu. Trong các cuộc thảo
luận, Nghị viện châu Âu đề xuất rằng quy tắc ứng xử ban đầu chỉ nên có tính
ràng buộc đối với các nhà cung cấp AI lớn, chủ yếu đến từ Mỹ.
Tuy nhiên,
ba nước trên đã cảnh báo về lợi thế cạnh tranh rõ ràng này đối với các nhà cung
cấp nhỏ hơn ở châu Âu. Họ cho rằng điều này có thể làm suy giảm niềm tin vào
tính bảo mật của các nhà cung cấp nhỏ và khiến họ thu hút ít khách hàng hơn. Vì
thế, ba nước này cũng cho rằng các quy tắc về ứng xử và tính minh bạch phải có
tính ràng buộc đối với tất cả mọi người.
Theo tài
liệu được Đức, Pháp và Italy thông qua, ban đầu, không nên áp dụng biện pháp
trừng phạt. Tuy nhiên, nếu phát hiện hành vi vi phạm quy tắc ứng xử sau một thời
gian nhất định, hệ thống xử phạt có thể được thiết lập. Tài liệu cho biết trong
tương lai, một cơ quan có thẩm quyền của châu Âu sẽ giám sát việc tuân thủ các
tiêu chuẩn.
Bộ Kinh tế
Đức, cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề quản lý AI cùng với Bộ các vấn về kỹ
thuật số, cho rằng luật và các biện pháp kiểm soát nhà nước nên quản lý việc ứng
dụng AI, chứ không phải bản thân công nghệ này. Bên cạnh đó, chính phủ cũng
không nên quản lý riêng lẻ việc phát triển các mô hình AI vẫn chưa được đưa vào
sử dụng hay chưa được tung ra thị trường
Theo BQT