Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giữ nguyên ở mức 6%/năm, lãi suất tái chiết
khấu giảm từ 4,5%/năm xuống 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán
điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ
của NHNN đối với TCTD giảm từ 7,0%/năm xuống 6,0%/năm.
Đồng thời, NHNN cũng quyết định giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng
VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh
vực, ngành kinh tế quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN từ 5,5%/năm xuống
5,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân
và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 6,5%/năm xuống
6,0%/năm.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, bám sát nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính
sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả,
phối hợp hài hòa, hợp lý, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách
kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị
trường tiền tệ, phấn đấu giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, người dân
để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Thời gian qua, triển vọng kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định, lạm phát
nhiều nước tiếp tục duy trì ở mức cao; tăng trưởng kinh tế trong nước còn nhiều
khó khăn, nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô tăng thấp hơn cùng kỳ. Tuy nhiên, trong bối
cảnh đó lạm phát trong nước được kiểm soát, đồng thời hệ thống tổ chức tín dụng
cũng đã nỗ lực tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất huy động, do đó để tiếp
tục thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc
tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và
người dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định điều chỉnh các mức lãi suất,
có hiệu lực từ ngày 15/3/2023.