Đây là hướng
đi đúng mà những địa phương khác có thế mạnh về thu hút đầu tư nước ngoài cần
quan tâm, để tạo cú hích mới cho các doanh nghiệp nội địa ở lĩnh vực này, trở
thành một phần ngày càng quan trọng trong chuỗi giá trị công nghệ cao toàn cầu.
Theo định
hướng phát triển công nghiệp cho các năm tới, ngoài 4 ngành công nghiệp chủ lực,
Tp.HCM sẽ phát triển 5 ngành công nghiệp mới, gồm điện tử bán dẫn, công nghệ
sinh học, dược, robotic tự động hóa và các ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) công
nghệ cao.
Tạo Sức bật
lớn
Ngoài ra, thành phố này sẽ xây dựng và triển khai Đề án thành lập Khu CNHT ứng dụng công nghệ cao nhằm phục vụ phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao.
Trao đổi về
việc phát triển các ngành công nghiệp mới, trong đó có CNHT công nghệ cao ở
Tp.HCM, chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng khẳng định đó là yếu tố quyết định
để ngành công nghiệp nội địa nâng cao được vị thế, cũng như thể hiện sự thích ứng
tốt hơn trong lĩnh vực CNHT.
“Thời đại
bây giờ là thời đại công nghệ, lẽ đương nhiên các DN nội địa trong lĩnh vực
CNHT cũng nên làm lớn hơn so với chính họ, mà làm được điều đó thì một trong những
“chìa khóa” cần hướng đến là công nghệ cao”, ông Dũng nói.
Và như kỳ
vọng của vị chuyên gia này, trong năm 2024, với sự trưởng thành hơn của thế hệ
doanh nhân mới (tức là những doanh nhân có sự tái cấu trúc về nhận thức, về tầm
nhìn và năng lực của họ) và những doanh nhân trẻ thích nghi với thời đại thì sức
bật của DN nội địa trong lĩnh vực CNHT công nghệ cao sẽ rất lớn.
Nhất là
sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch, theo ông Dũng, thế hệ doanh nhân này
đã chiêm nghiệm rất nhiều, cho nên khi có những ngành công nghiệp mới thâm nhập
vào Việt Nam thì họ sẽ thích ứng tốt hơn, từ việc chuẩn bị cơ sở vật chất, thay
đổi sản phẩm CNHT phù hợp nhu cầu mới (như công nghệ cao) cho đến việc thay đổi
tư duy.
Cũng cần
tham khảo thêm, thông qua một buổi gặp gỡ giữa chuyên gia Nhật Bản với giới DN ở
Tp.HCM vào ngày đầu tháng 1/2024, ông Hiroyuki Iwamatsu, cố vấn Tổ chức Xúc tiến
thương mại Nhật Bản (Jetro) trong hỗ trợ DN vừa và nhỏ mở rộng hoạt động ra nước
ngoài, đã nhấn mạnh rằng thị trường Việt Nam còn nhiều nhân tố cần phải phát
triển, nhất là lĩnh vực CNHT vẫn còn yếu, trong đó có CNHT công nghệ cao.
Ngược lại,
theo ông Iwamatsu, phía Nhật Bản rất mạnh trong lĩnh vực CNHT, nhưng lại gặp vấn
đề là thế hệ kế thừa hiện tại rất ít và khó tìm.
“Cho nên,
việc kết hợp giữa DN Nhật Bản với các doanh nghiệp CNHT của Việt Nam, là một
cách làm cần thiết và nên thực hiện vào thời điểm hiện tại. Trong đó, chúng tôi
đang tập trung vào hỗ trợ các DN vừa và nhỏ để phát triển thị trường cũng như kết
nối chuyên gia về công nghệ, kỹ thuật, bán hàng”, ông Hiroyuki Iwamatsu nói.
Triển vọng
chuyển đổi sang sản xuất có giá trị cao hơn
Trong khi
đó, theo ý kiến của ông Hiroaki Katsukawa – Giám đốc đại diện K- Consulting, Cựu
Giám đốc Phát triển Hệ thống thông tin và Giám đốc Kinh doanh SI tại IBM – Phụ
trách ngành tư vấn tại khu vực châu Á nói rằng, điều quan trọng nhất mà các DN
trong lĩnh vực CNHT của Việt Nam cần quan tâm là chất lượng của sản phẩm phải đặt
lên hàng đầu.
“Đây cũng
là điều mà chúng tôi hướng đến để hỗ trợ các DN của Việt Nam. Bởi nếu khi hàng
hóa chúng ta có chất lượng tốt, kinh doanh với bất kỳ đối tác, thị trường nào
đi nữa cũng được đón nhận, kể cả việc phát triển những sản phẩm mới sau này của
DN”, ông Katsukawa chia sẻ.
Để tạo cú
hích mới cho các DN nội địa trong lĩnh vực CNHT công nghệ cao, giới chuyên gia
cho rằng cần tiếp tục triển khai và nâng cao hiệu quả các giải pháp xây dựng
năng lực cho họ nhằm thích ứng với làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI) mới có tính
chất lượng cao.
Nhất là cần
tháo gỡ những khó khăn, thách thức mang tính cốt lõi như kết nối cung cầu với
DN FDI, thông tin thị trường, hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý, phát triển thị
trường, phát triển nguồn nhân lực…
Chẳng hạn
như việc đón nhận làn sóng đầu tư mới từ các “đại bàng” công nghệ của Mỹ vào Việt
Nam sau khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện Việt - Mỹ, Ts.
Burkhard Schrage (Đại học RMIT) nhấn mạnh nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò
quan trọng của các ngành CNHT khi thu hút FDI.
Theo ông
Schrage, bằng cách phát triển các ngành CNHT trong lĩnh vực công nghệ cao, Việt
Nam có thể thu hút DN dựa vào các ngành này.
Vậy CNHT
trong công nghệ cao là gì? Như chia sẻ của vị chuyên gia RMIT, đây có thể là
các cơ sở tập trung vào thiết kế vi mạch, lập trình, kỹ thuật điện tử, các lĩnh
vực tiên tiến trong y học...Nhiều nhà sản xuất linh kiện chuyên dụng cũng là một
phần của các ngành CNHT thiết yếu.
Ví dụ, tỉnh
Bắc Ninh đã chủ động khuyến khích các công ty trong nước nhận chuyển giao công
nghệ, nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động, đồng thời tuân thủ các thông lệ
tốt nhất trong sản xuất kể từ khi Samsung bắt đầu đầu tư trực tiếp vào tỉnh này
năm 2008.
Từ năm
2012 đến 2023, số lượng DN công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao hoạt động trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh đã tăng mạnh từ con số 126 lên 600 DN. Kết quả là nhiều doanh
nghiệp FDI công nghệ cao khác đã đổ bộ vào tỉnh này trong những năm gần đây.
Từ đó,
theo Ts. Schrage, nếu như Việt Nam có thể hỗ trợ các DN nội địa trong lĩnh vực
CNHT công nghệ cao trở thành đối tác và nhà cung cấp đáng tin cậy cho dòng vốn
FDI từ nước ngoài thì tương lai của Việt Nam sẽ rất tươi sáng, với triển vọng
chuyển đổi sang sản xuất có giá trị cao hơn và trở thành một phần ngày càng
quan trọng trong chuỗi giá trị công nghệ cao toàn cầu.
Theo CNCNC