Liên minh của
JIP bao gồm 20 công ty Nhật Bản, dẫn đầu là nhà sản xuất chip Rohm, công ty dịch
vụ tài chính Orix và Chubu Electric Power. Theo thoả thuận Tập đoàn do JIP đứng
đầu đã nắm giữ 78,65% cổ phần của Toshiba chiểm tỷ lệ hơn 2/3 để buộc các cổ đông
còn lại của Toshiba sẽ phải “rút lui”.
Thỏa thuận này sẽ
đặt thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản 148 tuổi vào tay các nhà đầu tư trong nước
sau nhiều năm đấu tranh với các nhà đầu tư hoạt động ở nước ngoài. Dự kiến cổ
phiếu của Toshiba sẽ bị hủy niêm yết sớm nhất là vào tháng 12 tới.
Toshiba được
thành lập từ năm 1875 và phát triển thành một tập đoàn lớn vào thế kỷ XX, đồng
hành với sự hồi sinh của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh cũng như sự đổi mới
công nghệ của nước này.
Toshiba đã trở
thành một cái tên quen thuộc ở Nhật Bản và cả thị trường quốc tế. Các sản phẩm
của họ trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ máy tính xách tay, thang máy, nhà máy
điện hạt nhân đời đầu cho đến vi mạch điện tử.
Hoạt động kinh
doanh của Toshiba bị chao đảo khi tập đoàn rơi vào hết cuộc khủng hoảng này đến
cuộc khủng hoảng khác trong những năm gần đây, bao gồm vụ bê bối kế toán lớn diễn
ra hồi năm 2015 và khoản lỗ hàng tỷ USD từ công ty con chuyên về năng lượng hạt
nhân Westinghouse đặt tại Mỹ.
Toshiba vào
tháng 3 đã chấp nhận lời đề nghị mua lại với mức định giá tập đoàn công nghiệp trị
giá 2 nghìn tỷ yên (tương đương hơn 13,5 tỷ USD). Mặc dù một số cổ đông không đồng
ý với mức giá này, Toshiba lập luận rằng không có khả năng đưa ra mức giá cao
hơn.
Nhà phân tích
Travis Lundy của Quiddity Advisors thuộc Smartkarma – đơn vị chuyên nghiên cứu
và cung cấp các giải pháp tài chính cho Doanh nghiệp, cho biết: “Nhiều cổ đông đã
gắn bó với Toshiba trong nhiều năm qua. Việc tiếp quản này sẽ tạo ra những thuận
lợi khi việc huỷ niêm yết của Toshiba diễn ra trong thời gian sắp tới”.
Giám đốc điều
hành Toshiba - Taro Shimada cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi rất biết
ơn nhiều cổ đông vì đã đồng tình với quyết định mà công ty đưa ra”, ông nhấn mạnh:
“Bây giờ sẽ là lúc chúng tôi thực hiện những bước đi quan trọng cho một tương
lai mới và quyền lợi của các cổ đông”.
Toshiba cho biết
mối quan hệ phức tạp của Hãng với nhiều bên liên quan khác nhau, bao gồm cả các
cổ đông có quan điểm đối lập, đã cản trở hoạt động kinh doanh và việc thiết lập
lại cơ cấu cổ đông ổn định sẽ giúp công ty theo đuổi chiến lược dài hạn tập
trung vào các dịch vụ kỹ thuật số có tỷ suất lợi nhuận cao.
Các thông tin cũng
cho thấy, JIP vẫn có kế hoạch giữ lại CEO Shimada.
Nhà phân tích
Travis Lundy đánh giá: “Tôi tin tưởng vào triển vọng cài thiện của Toshiba dưới
sự lãnh đạo của đội ngủ mới và một chiến lược kinh doanh sáng tạo.”
Mặc dù không nổi
tiếng ở nước ngoài, JIP đã tham gia vào các công ty chia tách từ các tập đoàn
Nhật Bản, bao gồm hoạt động kinh doanh máy ảnh của Olympus và kinh doanh máy
tính xách tay của Tập đoàn Sony.
Đây sẽ là thương vụ M&A lớn nhất tại Nhật Bản trong năm nay.
Theo dữ liệu của LSEG, Nhật Bản là thị trường lớn duy nhất ở châu Á chứng kiến sự tăng trưởng trong hoạt động mua bán và sáp nhập từ đầu năm đến nay.
Các thỏa thuận
liên quan đến vốn cổ phần của các công ty tư nhân niêm yết trên sàn chứng khoán
tương đối tích cực, bao gồm cả kế hoạch mua lại công ty sản xuất vật liệu JSR
trị giá 6,4 tỷ USD bởi một quỹ được chính phủ hậu thuẫn.
Theo CND