Trong hồ sơ gửi tới văn phòng kiểm
soát thuế phí bang Texas, Hãng cho biết việc hình thành cơ sở tinh chế Lithium
hydroxide (Li2O) là hoàn toàn khả thi, khi tiến hành khảo sát lần đầu ở khu vực
Bắc Mỹ về khả năng xử lý nguyên liệu quặng thô thành vật liệu sản xuất pin.
Tesla cho biết thêm chính các ưu
đãi thuế quan của địa phương là yếu tố thúc đẩy để hãng quyết định đầu tư vào Texas.
CEO Elon Musk trước đây đã từng
chia sẻ rằng Tesla có thể phải tham gia trực tiếp vào ngành công nghiệp khai
thác và tinh chế với quy mô lớn khi giá lithium tăng.
Trong 1 buổi họp báo công bố kết quả kinh doanh quý, Musk cũng đã lên tiếng về sự cần thiết có 1 cuộc đua tranh với nhiều tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp tinh chế Lithium : “Bạn không thể thua trong cuộc đua tạo ra những cỗ máy in tiền”.
Việc đảm bảo nguồn cung cấp ổn định
cho các thành phần pin được coi là rất quan trọng đối với Tesla khi thị trường
xe điện ngày một phát triển nhanh chóng, bùng nổ và sự cạnh tranh khốc liệt.
Nếu được chấp thuận, việc xây dựng
cơ sở tinh chế có thể bắt đầu vào quý 4/2022 và có thể đi vào sản xuất thương mại
từ cuối năm 2024, theo hồ sơ đăng ký ngày 22/8 của Tesla cho hay.
Theo kế hoạch, Tesla sẽ vận chuyển
các sản phẩm cuối cùng từ nhà máy tinh chế Lithium bằng xe tải và đường sắt tới
các địa điểm sản xuất pin Tesla khác nhau để hỗ trợ chuỗi cung ứng pin xe điện
với quy mô lớn.
Tesla cho biết quy trình tinh chế
của họ sẽ sử dụng ít các loại hóa chất độc hại và tạo ra những sản phẩm phụ hữu
ích hơn những quy trình thông thường.
Giá Lithium đã tăng vọt trong năm
nay do nhu cầu tăng cao từ lĩnh vực ô tô. Trung Quốc hiện vẫn vẫn là nhà sản xuất
Lithium lớn nhất thế giới.
Nếu kế hoạch của Tesla được thực
hiện, Hãng có thể trở thành công ty đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất ô tô có hoạt
động đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tinh chế Lithium trong khi các nhà sản xuất
ô tô khác đang tranh giành các thỏa thuận với các nhà khai thác loại quặng quý
hiếm này.
Theo Arpit Agarwal - giám đốc tại
công ty đầu tư mạo hiểm Blume Ventures, nhận xét: “Các nhà sản xuất ô tô đang cố gắng đảm bảo việc họ có quyền kiểm soát
nguồn cung cấp Lithium, nhằm phòng ngừa rủi ro cho bất kỳ tình huống địa chính
trị nào có thể phát sinh trong tương lai khi nguồn cung bị gián đoạn”.
Arpit Agarwal cũng đánh giá rằng Tesla
sẽ được hưởng nhiều ưu đãi thuế từ chính phủ Mỹ cũng như lợi nhuận thu được từ
việc giảm thiểu chi phí logistic.
Hiện tại, rất nhiều nhà sản xuất
pin cũng đang tìm cách tăng sản lượng tại Mỹ, nơi sự chuyển dịch sang xe điện được
dự báo là sẽ tăng một cách mãnh mẽ và việc quốc gia này sẽ thực hiện những quy
định về thuế một cách chặt chẽ.
Đầu năm nay Tesla đã ký một hợp đồng
cung cấp với thời hạn lên tới 5 năm với Liontown Resources của Úc, trong khi
các nhà sản xuất đối thủ là Stellantis và Byd đã đầu tư vào nhiều công ty khai
thác quặng trên khắp thế giới. Hay như CATL - nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới,
cũng đã mua cổ phần trong các công ty khai thác Lithium.
Theo Reuters