Công ty Tokyo Electric Power Co.
Holdings (TEPCO) - 1 công ty hoạt động trong lĩnh vực điện tiện ích của Nhật Bản
sẽ lắp đặt các tấm pin mặt trời tạo ra khoảng 3.800 kilowatt tại một khu công
nghiệp cho 1 công ty Thái Lan chuyên sản xuất ổ đĩa cứng. Dự án sẽ được tiến
hành bởi liên doanh của TEPCO với nhà cung cấp năng lượng tái tạo địa phương là
Constant Energy.
Liên doanh này sẽ chịu chi phí lắp đặt
và bảo trì, với khoản đầu tư sẽ được hoàn lại bằng cách bán điện năng cho các
doanh nghiệp.
TEPCO hy vọng sẽ thiết lập các chi
nhánh của Hãng tại Thái Lan để khai thác khách hàng và sau đó sẽ thâm nhập dần vào
các thị trường lân cận khác như Việt Nam và Malaysia. TEPCO đang tận dụng các lợi
thế và những kinh nghiệm tích lũy của mình từ việc kinh doanh các tấm pin năng
lượng mặt trời trên các mái nhà tại Nhật Bản và nhân rộng mô hình này.
Hãng phân phối dầu Nhật Bản Eneos đã tạo
dựng các mối quan hệ đối tác với công ty TotalEnergies của Pháp hoạt động trong
lĩnh vực phát triển năng lượng mặt trời vào tháng 4 vừa qua. Hãng dự tính tiến
vào 9 thị trường, bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và các quốc gia ở Đông Nam Á. Bằng
cách lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái của các nhà máy và cửa hàng, Hãng đặt
mục tiêu đạt công suất 2 triệu kW điện tương đương với công suất của 2 lò phản ứng
hạt nhân vào năm 2027.
Eneos tập trung phát triển các tấm
pin mặt trời được lắp đặt trên mái nhà máy của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản.
Đồng thời cũng nghiên cứu việc lắp đặt pin lưu trữ để có thể sử dụng năng lượng
tái tạo vào ban đêm.
Shizen Energy - công ty năng lượng
tái tạo có trụ sở tại Fukuoka, đã hợp tác góp vốn với tập đoàn Kyushu Electric
Power thông qua một công ty con vào tháng 5/2022. Kyushu Electric Power được
xem là có nhiều kinh nghiệm phát triển nguồn cung cấp năng lượng tái tạo tại Việt
Nam, Shizen Energy hy vọng sẽ mở rộng bằng cách khai thác các kết nối của
Kyushu Electric với các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam.
Idemitsu Kosan trong tháng này cho biết
họ đã đầu tư vào một công ty năng lượng mặt trời của Singapore. Nhà phân phối dầu
Nhật Bản này cũng hy vọng sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh điện mặt trời tại
Singapore cũng như các thị trường như Malaysia và Philippines.
Ở các quốc gia Đông Nam Á hầu hết đều
chưa có cơ chế để các doanh nghiệp điều hành những dự án năng lượng tái tạo được
tham gia vào các đường dây truyền tải điện thuộc sở hữu của các công ty tiện
ích lớn. Chính điều đó đã khiến cho ngành năng lượng tái tạo chưa thực sự phát
triển.
Theo số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc
tế, năng lượng tái tạo chiếm 23% tổng năng lượng ở Đông Nam Á so với mức trung
bình toàn cầu là 28,4% vào năm 2020. Vì vậy các công ty năng lượng ở khu vực
này không có lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào nguồn điện được tạo ra từ việc
đốt than và các nhiên liệu hóa thạch khác, trong khi đó khai thác các nguồn
năng lượng tái tạo là con đường ngắn nhất để các quốc gia này có thể loại bỏ
carbon nhanh nhất. Các nóc nhà xưởng - không gian rộng, bằng phẳng, đón nhiều
ánh sáng mặt trời - là vị trí lý tưởng cho các tấm pin năng lượng mặt trời. Các
công ty sẽ có thể mua năng lượng xanh một cách hiệu quả mà không cần đến các đường
truyền đắt tiền.
Nhà sản xuất giày hợp đồng Golden
Victory Việt Nam đã phát điện bằng cách sử dụng các tấm pin mặt trời lắp đặt
trên mái nhà máy kể từ tháng 1 năm nay theo hợp đồng với TotalEnergies. Công ty
cho biết lượng điện này cung cấp tới 21% tổng lượng điện tiêu thụ và điện rẻ
hơn so với điện từ lưới điện thông thường.
Khả năng cạnh tranh của điện mặt trời
được kỳ vọng sẽ cải thiện hơn nữa khi giá điện tăng do chi phí năng lượng cao
hơn đang trở thành một vấn đề lớn ở Đông Nam Á.
Osaka Gas, Sojitz và Sumitomo Corp.
là một trong số những doanh nghiệp Nhật Bản đã gia nhập lĩnh vực này, và sự cạnh
tranh đang ngày 1 nóng lên. Một nhân viện thuộc bộ phận kinh doanh nước ngoài của
Shizen Energy cho hay công ty của họ có thể có tới 30 đối thủ ở Thái Lan.
Theo Nikkei