Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định mục tiêu phát triển lấy công nghiệp và dịch vụ du lịch là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Tây Ninh trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch của vùng Đông Nam bộ và cả nước.
Phát triển công nghiệp
gắn với quy hoạch tỉnh
Để
đưa ngành công nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, những
năm qua, Tây Ninh triển khai đồng bộ các giải pháp ưu tiên nguồn lực cho đầu tư
hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo quỹ đất sạch, thu hút nhà đầu tư
trong và ngoài nước thực hiện dự án sản xuất kinh doanh. Trên địa bàn tỉnh hiện
có 5 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động. Tính đến ngày 15/8/2024, các KCN,
khu kinh tế đã thu hút được 337 dự án đầu tư, trong đó có 273 dự án có vốn đầu
tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đạt trên 8,7 triệu USD và 64 dự án
trong nước với tổng vốn đăng ký đạt trên 12.264 tỷ đồng.
Cùng
với phát triển khu kinh tế, KCN, Tây Ninh cũng dành nhiều nguồn lực để thúc đẩy
phát triển hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp (CCN) theo hướng bền vững, từ
đó mở ra nhiều cơ hội, tạo mặt bằng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cất cánh vươn xa.
Theo
báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh, Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021
- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn tỉnh sẽ có 10 CCN với diện tích là
583,18ha tập trung trên địa bàng huyện Tân Châu, Tân Biên, thị xã Hòa Thành,
Châu Thành. Trong đó, có 05 CCN đã đi vào hoạt động gồm: Tân Hội 1, Thanh Xuân,
Bến Kéo, Hòa Hội, Ninh Điền. Tính đến cuối năm 2023, các CCN này thu hút 20 dự
án đăng ký hoạt động (12 dự án trong nước và 8 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư
là 1.598,6 tỷ đồng và 95,56 triệu USD, tập trung một số ngành nghề sản xuất
hàng may mặc, dệt sợi, chế biến tinh bột mì, tỷ lệ lấp đầy của các CCN bình
quân đạt 93,7%. Bên cạnh các CCN đã đi vào hoạt động, Tây Ninh còn có 02 CCN đã
được cấp chủ trương đầu tư: Tân Hội 2 và Tân Phú; 03 CCN quy hoạch mới: Tân Hiệp,
Tân Hòa và Thành Long.
Nhìn
vào Quy hoạch tỉnh, có thể thấy định hướng phát triển các CCN của tỉnh Tây Ninh
nằm trong khu vực có kết cấu hạ tầng thuận lợi, tuân thủ nguyên tắc tách biệt với
khu dân cư. Quy hoạch, phát triển CCN đối với các địa phương còn khó khăn, hạn
chế tiềm năng, lợi thế để phát triển KCN; quy hoạch CCN tạo điều kiện thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở những vùng khó khăn, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Ưu tiên hình thành, phát
triển CCN chuyên ngành, công nghiệp hỗ trợ với quy mô hợp lý nhằm thu hút các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất hộ gia đình đầu tư phát triển công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời, tạo quỹ đất để di dời các cơ sở sản
xuất đang nằm rải rác trong khu dân cư vào CCN, hỗ trợ di dời dự án có nguy cơ
ô nhiễm môi trường ra khỏi các khu đô thị,… nhằm tận dụng tối đa lợi thế hạ tầng
của CCN và bảo vệ môi trường.
Chú trọng phát triển
thương mại - dịch vụ
Bên
cạnh đó, Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đề ra định
hướng, giải pháp về phát triển thương mại, dịch vụ bao gồm: Đẩy mạnh phát triển
thương mại, dịch vụ theo hướng đa dạng, chất lượng, hiệu quả, chủ động thúc đẩy
thương mại đối ngoại với các tỉnh biên giới Campuchia và thúc đẩy thương mại
vùng Đông Nam bộ, đặc biệt với TP.Hồ Chí Minh, gắn cơ chế điều tiết quy hoạch sản
xuất và thu hút phát triển thương mại. Mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
cho từng mặt hàng gắn với thu hút đầu tư phát triển các hệ thống thương mại,
siêu thị hiện đại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường. Khai thác hiệu
quả và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thương mại tại các cửa khẩu phục vụ xuất
nhập khẩu hàng hóa. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại;
phát triển các giải pháp vận tải và dịch vụ logistics đa phương thức phục vụ
phát triển thương mại.
Đồng
thời, phát triển dịch vụ logistics thành một trong những ngành kinh tế quan trọng,
đưa Tây Ninh trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa, vận tải,
kho bãi, logistics, thương mại của vùng Đông Nam bộ. Tập trung phát triển trung
tâm dịch vụ logistics tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Khu kinh tế cửa khẩu Xa
Mát, cảng Hưng Thuận và cảng Thanh Phước.
Để
đạt được mục tiêu này, tỉnh Tây Ninh đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại,
trong đó quy hoạch đồng bộ hệ thống kho bãi tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu tại
các cửa khẩu phục vụ nhu cầu giao thương hàng hóa qua biên giới.
Nâng
cấp, cải tạo và xây mới hệ thống chợ truyền thống; phát triển cửa hàng tiện lợi
và cửa hàng chuyên doanh và dần tiêu chuẩn hóa các cửa hàng theo hướng chuyên
nghiệp hóa phục vụ tiêu dùng hiện đại. Đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại,
siêu thị quy mô phù hợp tại các vùng động lực, đô thị của tỉnh. Xây dựng và vận
hành 01 trung tâm hội chợ triển lãm. Phát triển hạ tầng phục vụ hoạt động xuất
nhập khẩu gắn với phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, cảng cạn và trung tâm
logistics và các trung tâm công nghiệp, đô thị, chợ đầu mối. Đến năm 2030, quy
hoạch 11 kho hàng hóa thương mại.
Về
các giải pháp thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ,
trong thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải
pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo lợi
thế trong việc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đổi mới công tác xúc
tiến đầu tư, thu hút làn sóng đầu tư mới có chất lượng nhằm phát triển công
nghiệp, dịch vụ, chế biến nông sản mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh. Tăng cường
xúc tiến đầu tư thông qua các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Thực hiện
tốt Quy chế phối hợp trong việc xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc
tiến đầu tư hàng năm.
Cùng
với đó, triển khai có hiệu quả các chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu
tư trên địa bàn tỉnh. Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu khu,
CCN, khu du lịch, các khu dịch vụ phục vụ công nghiệp,... theo quy hoạch được
duyệt.
Thực
hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác liên vùng, mở rộng hợp tác quốc tế với
các địa phương lân cận của Vương quốc Campuchia, các tổ chức quốc tế tại Việt
Nam. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp tục duy trì và thâm nhập
các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,... và những
thị trường mới như Nam Mỹ, Châu Phi,…
Đặc
biệt, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực chỉ đạo điều
hành, tập trung đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
giải quyết thủ tục hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền
số. Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh nhằm
tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.