Theo đó, doanh nghiệp được đăng
ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia là doanh nghiệp được thành lập
theo pháp luật Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều
lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của doanh nghiệp đó.
“Trường hợp doanh nghiệp không
đáp ứng tiêu chí về vốn nhưng có sản phẩm tham gia xét chọn thể hiện yếu tố đặc
sắc Việt Nam, góp phần nâng cao hình ảnh và giá trị thương hiệu quốc gia Việt
Nam thì Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam xem xét, quyết định”, Thông tư
quy định.
Quy định trên sẽ thay thế cho quy
định hiện hành tại Thông tư 33: Tiêu chí đối với doanh nghiệp có sản phẩm đăng
ký xét chọn “Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam”.
Bên cạnh đó, Thông tư 25 cũng bổ
sung nội dung hoạt động của các đề án thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia
Việt Nam.
Đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp
xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong và ngoài nước, đơn vị chủ
trì thực hiện đề án thực hiện một số hoạt động sau: Nghiên cứu, đánh giá và lập
các báo cáo chuyên đề về nhu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; xây dựng và phát
hành các tài liệu, sản phẩm thông tin hướng dẫn doanh nghiệp dưới dạng bản in, ấn
phẩm điện tử hoặc phổ biến tại các hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn...
Đối với việc tổ chức tuần lễ Thương
hiệu quốc gia Việt Nam trong và ngoài nước, đơn vị chủ trì thực hiện đề án thực
hiện: Thiết kế, sản xuất các sản phẩm truyền thông về Chương trình và các sản
phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam; tuyên truyền, quảng bá trên các phương
tiện truyền thông; mời các tổ chức, doanh nghiệp tham gia; tổ chức hội nghị, hội
thảo, diễn đàn, diễu hành, trưng bày và các sự kiện khác; xây dựng khu hội chợ,
triển lãm; tổ chức lễ khai mạc và các sự kiện liên quan trong khuôn khổ hội chợ,
triển lãm…
Nguồn : CTTĐTBCT