Mục tiêu của
Đề án là xây dựng Tổng công ty là doanh nghiệp mạnh, có khả năng cạnh tranh
trong nước và quốc tế về chế biến, kinh doanh, xuất khẩu lương thực, nông sản của
Việt Nam, duy trì vị trí là 1 trong 3 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong
lĩnh vực thu mua và xuất khẩu gạo.
Tiêu thụ
lương thực, muối, nông sản hàng hóa với số lượng lớn, xuất khẩu lương thực, góp
phần nâng cao giá trị thương mại các mặt hàng nông sản của Việt Nam; tham gia
nhiệm vụ an ninh lương thực quốc gia và điều tiết kinh tế vĩ mô theo yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền, góp phần bình ổn giá lương thực trong nước.
Nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh, bảo toàn và phát triển vốn.
Phấn đấu
hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo chiến lược, kế hoạch sản xuất
kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Áp dụng
các tiêu chuẩn về quản trị doanh nghiệp tiên tiến phù hợp với chuẩn mực quốc tế
Về định hướng
và các giải pháp cơ cấu lại doanh nghiệp đến hết năm 2025, trong đó, về đổi mới
quản trị doanh nghiệp, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại về quản trị doanh nghiệp,
tập trung hoàn thiện thể chế quản lý; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, điều
hành; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, kế toán; quản lý sử
dụng lao động hiệu quả, cải cách cơ chế tiền lương;...
Tiếp tục đổi mới quản trị doanh nghiệp, áp dụng các tiêu chuẩn về quản trị doanh nghiệp tiên tiến phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tiệm cận với các nguyên tắc quản trị của OECD nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
Đảm bảo an
toàn và hiệu quả sử dụng vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh
Về xây dựng
phương án cơ cấu lại tài chính, vốn, tài sản của doanh nghiệp, tăng cường quản
trị dòng tiền, vốn bằng tiền đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng vốn, đáp ứng
nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thường xuyên cập nhật tình hình
cân đối dòng tiền, nguồn vốn trong trung hạn và dài hạn để đưa ra các dự báo,
biện pháp ứng phó kịp thời.
Quản trị
các khoản đầu tư đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển của Tổng công ty, nhận
diện được các cơ hội và rủi ro, có các giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả
đầu tư.
Rà soát
các nghĩa vụ tài chính dự kiến sẽ phát sinh đối với Tổng công ty trong quá
trình thực hiện các dự án, thỏa thuận cam kết để có kế hoạch chủ động về phương
án xử lý nguồn tài chính, bảo đảm an toàn tài chính doanh nghiệp.
Tham gia
nhiệm vụ an ninh lương thực quốc gia và điều tiết kinh tế vĩ mô theo yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền, góp phần bình ổn giá lương thực trong nước.
Tiếp tục
rà soát, đánh giá và sắp xếp lại nhân sự trong bộ máy điều hành
Về phương
án cơ cấu lại nhân sự, Tổng công ty Lương thực miền Bắc tiếp tục rà soát, đánh
giá và sắp xếp lại nhân sự trong bộ máy điều hành để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu
và nâng cao hiệu quả công việc; thường xuyên đánh giá và có các giải pháp phù hợp
để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bố trí, sắp xếp lao động tại cơ quan Tổng
công ty phù hợp với yêu cầu công việc trong tình hình mới.
Chỉ đạo
các đơn vị thành viên cơ cấu lại nhân sự theo hướng tinh gọn, phù hợp chiến lược
phát triển và yêu cầu sản xuất kinh doanh. Kế hoạch tiền lương phù hợp với hiệu
quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động.
Về phương
án cơ cấu lại tổ chức bộ máy quản lý, hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành tại
Công ty mẹ và tại các đơn vị thành viên để có cấu trúc và quy mô phù hợp với đặc
điểm tình hình, nhu cầu công việc, đáp ứng tốt nhất yêu cầu nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh và chiến lược phát triển của Tổng công ty.
Tập trung
các đầu mối, giảm trung gian trong việc xử lý, giải quyết công việc cũng như ra
quyết định. Phân rõ trách nhiệm của từng bộ phận, tránh chồng chéo trong công
việc của các Ban, Văn phòng.
Xác định đặt
mục tiêu hiệu quả trong xử lý, giải quyết công việc lên hàng đầu.
Đầu tư
trang thiết bị và công nghệ nhằm tăng cường năng lực chế biến lúa gạo chất lượng
cao
Giải pháp
khác cơ cấu lại doanh nghiệp là định hướng đầu tư đổi mới công nghệ phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bảo vệ môi trường; lộ trình cải tiến
công nghệ để đổi mới công nghệ từng phần, từng giai đoạn một cách hợp lý, phù hợp
với năng lực, định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Cụ thể,
thường xuyên thực hiện rà soát, đánh giá để đổi mới, cải tiến công nghệ nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng tốt hơn yêu cầu sản xuất kinh doanh và thị
trường hoặc để tuân thủ các tiêu chuẩn yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Đầu tư
trang thiết bị và công nghệ nhằm tăng cường năng lực chế biến lúa gạo chất lượng
cao, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ gạo cao cấp. Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin và các tiến bộ trong công nghệ thông tin vào quản lý.
Thoái 100%
vốn góp tại 14 doanh nghiệp
Về kế hoạch/danh
mục sắp xếp, cơ cấu lại Công ty mẹ, các đơn vị thành viên của Tổng công ty giai
đoạn đến hết năm 2025, trong đó, Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực miền Bắc
tiếp tục duy trì mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước
sở hữu 100% vốn theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025; giữ nguyên các chi nhánh hiện có.
Tổng công
ty thực hiện thoái toàn bộ 100% vốn góp tại 14 doanh nghiệp: 1- Công ty cổ phần
Phân phối Bán lẻ VNF1; 2- Công ty cổ phần Lương thực Hà Sơn Bình; 3- Công ty cổ
phần Lương thực Hà Bắc; 4- Công ty cổ phần Lương thực Nam Định; 5- Công ty cổ
phần Lương thực tỉnh Điện Biên; 6- Công ty cổ phần Lương thực Tuyên Quang; 7-
Công ty cổ phần chế biến Muối và Nông sản miền Trung; 8- Công ty cổ phần Muối
và Thương mại miền Trung; 9- Công ty cổ phần kinh doanh Bao bì Lương thực; 10-
Công ty cổ phần Tập đoàn Muối miền Nam; 11- Công ty cổ phần chế biến kinh doanh
Lương thực thực phẩm Hà Nội; 12- Công ty cổ phần Lương thực Lào Cai; 13- Công
ty cổ phần Bia Hà Nội - Nam Định; 14- Công ty cổ phần Visalco.
Theo BCP