Kế
hoạch này nhằm đa dạng hóa các lựa chọn về vận chuyển hàng hóa trong bối cảnh
chuỗi cung ứng kém ổn định do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột ở
Ukraine.
Trước
những biến động bất lợi ở thị trường quốc tế gây ra sự chậm trễ và làm tăng chi
phí vận chuyển hàng hóa, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản dự
định xây dựng một hệ thống vận chuyển hàng hóa đáng tin cậy bằng cách chuẩn bị
các tuyến hàng hải và tuyến đường sắt thay thế để tham gia vào quá trình vận
chuyển hàng hóa đến Hoa Kỳ và Châu Âu.
Chậm
trễ trong vận chuyển hàng hóa quốc tế có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt
nguyên liệu thô và hàng hóa, trong khi chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cũng có
thể làm tăng giá cả của các hàng hóa thông thường. Bộ sẽ tiến hành khảo sát các
vấn đề bao gồm chi phí, thời gian và thủ tục hải quan.
Dự
kiến, cho đến cuối tháng 2/2023, Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản sẽ lựa chọn các
công ty trong nước, bao gồm các công ty vận chuyển hàng hóa và doanh nghiệp
logistics, để tham gia kế hoạch thử nghiệm, trong đó chính phủ hỗ trợ mỗi lô
hàng 1 triệu yên (7.800 USD) cho mỗi lô hàng.
Mặc
dù tình trạng gián đoạn trong hệ thống vận chuyển hàng hóa quốc tế đang giảm bớt,
song Bộ này vẫn khẳng định "việc đảm bảo các tuyến đường thay thế bổ sung
trong trường hợp khẩn cấp là yếu tố quan trọng".
Theo
Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản, trong số các tuyến đường vận chuyển hàng hóa
thay thế được lên kế hoạch sử dụng có các cảng ở Canada, Mexico và bờ biển phía
Đông của Hoa Kỳ. Bộ cũng sẽ khảo sát thực tế để xác định cần tiến hành những cải
tiến nào để triển khai các tuyến đường vận chuyển mới này.
Các cuộc đình công đòi tăng lương của công nhân bến tàu ở châu Âu cũng gây ra các vấn đề tại cảng biển, và các tuyến tiếp tế ở Ấn Độ Dương và Kênh đào Suez có nguy cơ bị tắc nghẽn do xung đột và tàu mắc cạn. Do đó, đối với hàng hóa được chuyển từ Nhật Bản sang châu Âu, Bộ đang xem xét các tuyến đường rời khỏi các cảng khu vực trên Biển Nhật Bản phía Nhật Bản, sau đó sẽ đi các tuyến đường biển và đường sắt qua Trung Quốc, Trung Á, Biển Caspi, Thổ Nhĩ Kỳ và các nơi khác.
Hiện
có rất ít công ty Nhật Bản sử dụng các tuyến đường này, với nhiều lý do khác
nhau ngoài các vấn đề căn bản về chi phí và thời gian, do đó cần kiểm tra tác động
của việc hàng hóa bị "rung chuyển" và khả năng kiểm soát nhiệt độ
trong suốt hành trình, nhất là nếu thời tiết và địa hình của các tuyến vận chuyển
mới chưa đáp ứng được yêu cầu.
Tuy
nhiên khó khăn và thách thức không đồng nghĩa với việc không khả thi. Bộ Giao
thông vận tải Nhật Bản cho biết sẽ "tiến hành các cuộc khảo sát để thực
hiện những cải tiến cần thiết khi sử dụng các tuyến đường mới."
Theo
LGTVN