Chủ
tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký chứng thực Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí
điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM, gồm 44 cơ chế, chính
sách với 7 lĩnh vực, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2023.
Lần
thí điểm này, về quản lý đầu tư, Thành phố được thí điểm mô hình phát triển đô
thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD).
Nghị
quyết cho phép HĐND Thành phố quyết định sử dụng ngân sách địa phương để triển
khai dự án đầu tư công độc lập nhằm thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư đối với các dự án đầu tư theo đồ án thiết kế đô thị riêng, đồ án quy hoạch
đô thị vùng phụ cận các nhà ga thuộc các tuyến đường sắt được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, vùng phụ cận các nút giao thông dọc tuyến đường Vành đai 3 thuộc địa
phận Thành phố để thu hồi đất, chỉnh trang, phát triển đô thị, thực hiện tái định
cư, tạo quỹ đất để đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án đầu tư phát triển đô
thị, thương mại, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Đối
với vùng phụ cận các nhà ga, các nút giao thông nói trên, UBND Thành phố được
quyết định điều chỉnh mật độ xây dựng, chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
so với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng đối với
khu vực đô thị hiện hữu nhưng phải bảo đảm đáp ứng về hệ thống hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc được xác định trong nội dung
đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chung Thành phố.
Nghị
quyết cũng nêu rõ,việc thu hồi đất đối với các dự án trên phải đáp ứng đầy đủ
các điều kiện: dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và thuộc kế hoạch đầu
tư công trung hạn của Thành phố; vị trí, ranh giới, diện tích đất thu hồi của dự
án trong vùng phụ cận đã được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị, đồ án thiết
kế đô thị riêng, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.
Ngoài
các lĩnh vực đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định tại Luật Đầu tư
theo phương thức đối tác công tư, Quốc hội cho phép Thành phố được áp dụng đầu
tư theo phương thức đối tác công tư đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực thể
thao và văn hóa.
Quy
mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào
tạo, thể thao và văn hóa do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định.
Thành
phố được áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao ( BOT) đối với
dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện
hữu, phù hợp theo quy hoạch được phê duyệt đối với loại đường phố chính đô thị,
đường trên cao.
Ngoài
ra, Thành phố được áp dụng loại hợp đồng BT. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục về lập,
thẩm định, phê duyệt, quản lý dự án, chi phí đầu tư, chất lượng xây dựng công
trình, dự án áp dụng loại hợp đồng BT được thực hiện như đối với dự án sử dụng
vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây
dựng. Dự án chỉ được quyết định chủ trương đầu tư khi xác định được nguồn vốn
và khả năng cân đối vốn. Tổng mức đầu tư dự án áp dụng loại hợp đồng BT được
xác định như đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật
về xây dựng; chi phí lãi vay sau thời gian xây dựng và lợi nhuận hợp lý được
tính vào tổng mức đầu tư dự án.
Về
tài chính, ngân sách nhà nước, HĐND Thành phố quyết định áp dụng trên địa bàn:
phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật
Phí và lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm
quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong Danh mục phí,
lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí, trừ án phí, lệ phí Tòa án và các
loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương hưởng 100%;
Ngân sách Thành phố được hưởng 100% số thu
tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí này để đầu
tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chi khác thuộc nhiệm vụ chi của
ngân sách Thành phố; các khoản thu này không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm đối
với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách Thành phố.
UBND
Thành phố quyết định việc sử dụng mái nhà bảo đảm điều kiện kỹ thuật của các trụ
sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công, trụ sở của các cơ quan, đơn vị được
xác định là tài sản công trên địa bàn Thành phố để lắp đặt hệ thống điện mặt
trời cung cấp điện phục vụ cho hoạt động của trụ sở đó, Nghj quyết nêu.
Nghị
quyết 98/2023/QH15 còn bao gồm nhiều cơ chế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
công; nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Như cho phépTPHCM được thành lập Sở
An toàn thực phẩm trên cơ sở chuyển chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm; thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm hành chính về an toàn
thực phẩm; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn
TPHCM từ các sở liên quan cho Sở An toàn thực phẩm.
Nghị
quyết 98/2023/QH15 cũng quy định số lượng cấp phó của UBND TP.HCM và UBND phường,
xã, thị trấn, tăng cường tính chủ động và bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế
của thành phố. Quy định việc bầu, tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức
làm việc tại xã, thị trấn và cán bộ phường thực hiện theo quy định như cán bộ,
công chức cấp huyện trở lên…
Các
chính sách về xây dựng nhà ở xã hội cũng được quy định trong nghị quyết này,
theo đó, nhiệm vụ quy hoạch chi tiết được lập đồng thời với đồ án quy hoạch chi
tiết; được bố trí quỹ đất nhà ở xã hội trong phạm vi dự án nhà ở thương mại hoặc
phê duyệt quy hoạch, bố trí quỹ đất nhà ở xã hội ở vị trí khác tương đương về
quy mô, ngoài phạm vi dự án nhà ở thương mại; quy định các loại đất cụ thể để
phát triển nhà ở xã hội…
Nghị
quyết cũng quy định về tổ chức bộ máy chính quyền của thành phố Thủ Đức và kèm
theo phụ lục về phụ cấp chức vụ đối với các chức danh lãnh đạo cơ quan Đảng,
đoàn thể, chính quyền của thành phố Thủ Đức. Theo đó, Chủ tịch UBND TP. Thủ Đức
có mức phụ cấp 1,0.
Theo
BĐT