Trung Quốc đang nhanh chóng thâm nhập thị trường tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đóng mới khi nhiều chủ tàu trong và ngoài nước chuyển sang đặt hàng các công ty đóng tàu nội địa trong điều kiện các bãi tàu Hàn Quốc đã kín chỗ.

1 trong số 3 nhà máy đóng tàu lớn của Trung Quốc – Hãng có kinh nghiệm đóng tàu chở LNG công suất lớn đã giành được gần 30% đơn đặt hàng trong tổng số lượng kỷ lục 163 tàu chở khí mới trong năm nay, một lĩnh vực mà Hàn Quốc thường chiếm phần lớn hoạt động kinh doanh.

Đơn đặt hàng tàu chở LNG cho các bãi của Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần khi các nhà kinh doanh khí đốt và nhà điều hành đội tàu của Trung Quốc tìm cách đảm bảo vận chuyển dòng cung cấp năng lượng hiện đang bị đảo lộn bởi cuộc khủng hoảng Nga vs Ukraine.

Việc các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang “lụt” các đơn đặt hàng để phục vụ cho dự án mở rộng North Field khổng lồ của Qatar , các xưởng đóng tàu của Trung Quốc đang có cơ hội thu hút nhiều đơn đặt hàng mới từ nước ngoài hơn.

Li Yao - nhà sáng lập công ty tư vấn SIA Energy có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết: “Khi ngày càng nhiều thương nhân kinh doanh khí đốt Trung Quốc tham gia vào các nhà máy đóng tàu địa phương, họ sẽ buộc phải học hỏi và cuối cùng phát triển ngành một cách toàn diện”.

Theo nhà cung cấp dữ liệu vận chuyển Clarksons Research, các nhà máy đóng tàu Trung Quốc trong năm nay đã giành được 45 đơn đặt hàng tàu chở LNG trị giá ước tính 9,8 tỷ USD, gấp khoảng 5 lần giá trị đơn hàng năm 2021 mà họ dành .

Đến cuối tháng 11, các bãi Tàu Trung Quốc đã tăng số lượng đặt hàng LNG của họ từ 21 lên 66 chiếc, chiếm 21% giá trị đơn đặt hàng toàn cầu với tổng trị giá khoảng 60 tỷ USD.

Công ty đóng tàu Hudong-Zhonghua có trụ sở tại Thượng Hải là xưởng đóng tàu duy nhất của Trung Quốc có kinh nghiệm đóng các tàu chở LNG lớn, giao hàng chục tàu từ năm 2008 cho đến nay. Năm nay, Hãng này đã nhận 75% đơn đặt hàng mới của Trung Quốc. Hudong-Zhonghua cho hay, 26 đơn đặt hàng trong năm nay của Hãng đến từ các chủ sở hữu địa phương – tăng hơn nhiều so với 9 đơn đặt hàng trong 2 năm qua.

2 Hãng khác bao gồm: China Merchants Heavy Industry (CMHI) và Yangzijiang Shipbuilding (YAZG.SI) – trong năm nay cũng đã được chứng nhận đóng được các tàu chở LNG công suất lớn và hiện thu hút sự quan tâm của các chủ hàng trong và ngoài nước.

Mỗi chiếc tàu chở LNG, giống như tàu sân bay, là một trong những loại tàu khó đóng nhất, thời gian đóng mới có thể mất tới 30 tháng/chiếc. Riêng đối với các bể chứa dạng màng, sẽ cần tới 200 công nhân và mất khoảng 2 tháng để hàn các bức tường ngăn làm bằng những tấm thép mỏng như tờ giấy. Các hệ thống này giúp làm lạnh khí ở mức âm 160 độ C, và phải được chứng nhận bởi Gaztransport & Technigaz - một công ty kỹ thuật của Pháp nắm giữ bằng sáng chế và cấp phép cho các thiết kế tàu LNG.

Hu Keyi - giám đốc phụ trách công nghệ tại Jiangnan Shipyard, cho biết: “Khó khăn đối với các nhà đóng tàu mới đó là sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu các công nhân lành nghề”.

Jiangnan hiện đang thực hiện đóng tàu chở dầu 80.000 mét khối đầu tiên cho JOVO Energy có trụ sở tại Quảng Đông và đã giành được đơn đặt hàng vào tháng 3 vừa qua từ Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi cho 2 tàu chở LNG với tổng công suất 175.000 mét khối.

Jacky Cai - giám đốc của JOVO Energy, công ty hiện đang cân nhắc đặt mua nhiều tàu chở dầu cỡ lớn, cho biết: “Xét về chi phí tài chính nhờ vào sự hỗ trợ của các ngân hàng Trung Quốc, việc đầu tư vào một công ty đóng mới mang lại sự an toàn cao hơn so với thuê tàu có kỳ hạn dài với mức chi phí hợp lý hơn”.

Trung Quốc có thể hưởng lợi từ nhu cầu khí đốt của Hoa Kỳ

Robert Songer, nhà phân tích tại hãng tư vấn hàng hóa ICIS, cho biết nhu cầu của Trung Quốc đối với tàu chở LNG được thúc đẩy bởi nhu cầu vận chuyển 20 triệu tấn khí đốt mỗi năm từ Hoa Kỳ, một phần của sự bùng nổ được thiết lập để tăng đội tàu LNG toàn cầu lên một phần ba trong vòng 5 năm tới.

Theo Li Yao của SIA Energy cho biết, Trung Quốc cần khoảng 80 tàu để vận chuyển LNG của Mỹ. Còn theo Stephen Gordon - giám đốc điều hành của Clarksons Research thì nhận xét: “Ngoài việc phục vụ nhu cầu của Trung Quốc, các tàu này cũng có thể được sử dụng để buôn bán hàng hóa trên các tuyến đường khác”.

Hoạt động đóng tàu của địa phương tăng trưởng mạnh mẽ mang lại lợi ích cho các tập đoàn năng lượng nhà nước Trung Quốc như : PetroChina , Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), Sinopec và công ty tư nhân ENN Natural Gas Co, giúp đảm bảo tốt hơn chìa khóa nhiên liệu để đáp ứng mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060 của Trung Quốc .

PetroChina và CNOOC đã sắp xếp các đơn đặt hàng tại Hudong-Zhonghua sớm hơn so với các công ty cùng ngành, chủ yếu thông qua liên doanh với các chủ hàng nhà nước COSCO Shipping Energy Transportation và China Merchants Energy Shipping (CMES), theo lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình cho an ninh năng lượng.

COSCO Shipping Energy hiện đã “sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với các chủ tàu và nhà máy”, Qin Jiong - phó chủ tịch công ty đã nhấn mạnh tại một hội thảo ngành đóng tàu được tổ chức vào tháng trước, chỉ ra một lợi thế khác của việc sử dụng các nhà máy đóng tàu địa phương.

Theo Reuters