Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với thời báo kinh doanh Nga Kommersant , Khachatur Pombukhchan, CEO của MegaFon – ông Pombukhchan, cho biết các nhà khai thác viễn thông Nga hiện đang phải đối mặt với một “tình huống khó khăn” khi họ cố gắng tìm kiếm nguồn thiết bị để nâng cấp và xây dựng mạng 5G.

Do đó, công ty của ông hiện đang tìm kiếm các nhà sản xuất đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Israel để mua các sản phẩm kể trên.

CEO Pombukhchan chia sẻ: “Chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phức tạp và đắt đỏ. Cả 2 phía (chúng tôi và nhà cung cấp) đều có khả năng đối mặt với rủi ro bị trừng phạt. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng chúng tôi không thể xây dựng và phát triển mạng 5G”.

Nokia và Ericsson, hai công ty công nghệ khổng lồ Châu Âu đều đã phải cắt giảm hoạt động kinh doanh của họ tại Nga nhằm tuân thủ các lệnh trừng phạt và hạn chế mà Châu Âu và Mỹ áp đặt đối vs Nga sau khi cuộc xung đột quân sự giữa Nga vs Ukraine nổ ra từ cuối tháng 2.

Trong khi đó, thỏa thuận hợp tác của Ericsson với MTS - nhà khai thác viễn thông lớn nhất ở Nga, để xây dựng mạng 5G quốc gia cũng bị hủy bỏ sau khi công ty Thụy Điển rút lui khỏi thị trường Nga.

Sự rút lui của các hãng công nghệ Châu Âu dường như đang tạo ra cơ hội béo bở cho Huawei và ZTE của Trung Quốc khi 2 cái tên này trở thành những nhà cung cấp mạng 5G duy nhất còn hoạt động tại Nga tính tới nay. Tuy nhiên, Huawei cũng đã cắt giảm một lượng nhân sự và đình chỉ hợp đồng mới với các nhà khai thác viễn thông Nga nhằm tránh rủi ro bị trừng phạt.

Bất chấp những rào cản ngày càng tăng, có thông tin cho rằng các nhà khai thác địa phương ở Nga vẫn đang quản lý để tìm nguồn cung cấp một số thiết bị từ Trung Quốc.

Giám đốc điều hành của MegaFon cũng cho biết hiện Hãng này đang tập trung vào nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc để duy trì nguồn cung thiết bị bán lẻ, chẳng hạn như điện thoại thông minh.

Không giống như nhiều doanh nghiệp phương Tây, chỉ có một số công ty Trung Quốc tuyên bố cắt giảm hoạt động của họ tại Nga kể từ khi xung đột quân sự giữa Nga vs Ukraine bắt đầu, một phần do chính phủ Trung Quốc phản đối các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Moscow.

Mặc dù vậy, các công ty Trung Quốc vẫn cảnh giác với nguy cơ leo thang khi làm ăn với các công ty tại Nga.

Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) - nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc, cho biết họ chưa bao giờ có bất kỳ khách hàng nào ở Nga, trong một tuyên bố nhằm trấn an các nhà đầu tư của hãng này trước lo ngại rằng nhà sản xuất chip theo hợp đồng Trung Quốc có thể sẽ bị Washington trừng phạt vì khả năng vi phạm lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với nước này. “SMIC luôn hoạt động tuân thủ. Công ty chưa bao giờ có bất kỳ khách hàng Nga nào ”, đại diện công ty nhấn mạnh trong  khi trả lời câu hỏi của nhà đầu tư trên một nền tảng thông tin trực tuyến do Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải tổ chức điều hành diễn ra mới đây.

Theo SCMP